Du học nghề làm bánh tại Đức: Những điều cần biết

Du học nghề làm bánh tại Đức - du học nghề Đức
Rate this post

Được mệnh danh là “trái tim của châu Âu”, nước Đức nổi tiếng với nền ẩm thực đa dạng và phong phú. Bất kể đó là các món mặn hay bánh ngọt thì đều có thể làm xiêu lòng bao trái tim thực khách khi đến thăm đất nước này. Đặc biệt hơn, nếu bạn là người có niềm đam mê với bơ – bột – sữa thì Đức chính là sự lựa chọn tuyệt vời để bạn theo học và phát triển sự nghiệp bếp bánh. Tham khảo bài viết dưới đây của VICAT nếu bạn đang có ý định du học Đức nghề Làm bánh.

 

Công việc của một đầu bếp làm bánh chuyên nghiệp ở Đức

Tương tự như khóa học nghề điều dưỡng Đức, khóa học nghề làm bánh tại Đức kéo dài 3 năm với chương trình học song song lý thuyết và thực hành. Khi lựa chọn du học nghề làm bếp ở Đức và trở thành một người làm bánh chuyên nghiệp, bạn sẽ thực hiện các công việc sau:

a) Chuẩn bị nguyên vật liệu

  • Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu làm bánh như đường, bơ, sữa, nguyên liệu trang trí, … các dụng cụ và trang thiết bị cần dùng khi làm bánh
  • Kiểm tra kho hàng và lên kế hoạch đặt hàng nguyên vật liệu làm bánh
  • Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu làm bánh khi nhập kho
  • Sơ chế và chế biến nguyên vật liệu

b) Kiểm tra thực đơn, thông tin các món bánh cần sản xuất trong ngày

  • Xác định số lượng và loại bánh để lên kế hoạch làm bánh
  • Thực hiện các món bánh theo đúng quy trình, phương pháp và yêu cầu thành phẩm.

c) Phối hợp các hoạt động làm bánh

  • Hỗ trợ đồng nghiệp và cấp trên thực hiện các công việc được giao
  • Thiết kế, sáng tạo các loại bánh và quầy bánh theo nhu cầu của khách hàng
  • Thực hiện làm các loại bánh: Bánh kem, bánh mì, bánh ngọt, các loại bánh tráng miệng, …

d) Đảm bảo chất lượng đầu ra của thành phẩm bánh

  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo tính thẩm mỹ của các sản phẩm bánh làm ra.
  • Đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn của các món bánh.

e) Dọn dẹp, kiểm kê các nguyên vật liệu

  • Kiểm kê lại toàn bộ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sau ca làm việc
  • Vệ sinh toàn bộ trang thiết bị và khu vực làm việc

Điều kiện du học nghề Làm bánh tại Đức

  • Nam nữ có độ tuổi từ 18 đến 28.
  • Đã tốt nghiệp THPT chính quy tại Việt Nam
  • Sức khỏe tốt và không mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội
  • Không có tiền án, tiền sự
  • Có bằng tiếng Đức B1 tại Việt Nam
  • Có tính cách sạch sẽ, tỉ mỉ, sáng tạo, nhanh nhẹn

 

Mặt trái của nghề làm bánh

Do tính chất công việc đòi hỏi thường xuyên phải thức khuya, dậy sớm, đứng nhiều, làm theo ca không ổn định giờ giấc,… hay mùi thực phẩm cũng dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe của đầu bếp làm bánh. Không ít đầu bếp làm bánh bỏ nghề vì không theo kịp cường độ công việc, áp lực làm việc trong môi trường có tính cạnh tranh cao. Một số căn bệnh mà người thợ làm bánh có thể gặp phải sau một thời gian dài làm việc như:

  • Đau lưng: tương tự như nghề bếp, hầu hết các thợ làm bánh thường phải đứng cả ngày để chế biến các món bánh. Khi đứng quá lâu dẫn đến bị đau nhức chân và mệt mỏi, do đó nếu không thường xuyên thay đổi tư thế vận động thì thợ làm bánh có thể gặp phải một bệnh khác như gai cột sống, giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp,…
  • Đau cổ tay, cánh tay, đau vai: do thợ làm bánh phải thường xuyên lặp đi lặp lại một số động tác quen thuộc như nhào bột, trộn bột, bưng bê khay bánh,… điều này vô tình làm đẩy nhanh quá trình thoái hóa và điển hình là làm tổn thương sụn và xương dưới sụn. Tình trạng này kéo dài có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu suất công việc.

Để phòng ngừa và khắc phục tình trạng trên, người thợ bánh cần có chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao (ví dụ như yoga), áp dụng các liệu pháp trị liệu xoa bóp, thường xuyên co duỗi cánh tay, chân, vai và cổ hoặc vận động và di chuyển nhiều hơn trong quá trình làm việc thay vì đứng ở một chỗ quá lâu để tăng tính linh hoạt cho cơ thể.

Du học nghề làm bánh tại Đức - du học nghề Đức
 

Mức lương học nghề Làm bánh tại Đức

Theo thống kê của trang web www.ausbildung.de, mức trợ cấp mà học viên theo ngành Làm bánh tại Đức nhận được hằng tháng trong các năm học nghề như sau:

  • Năm 1: 650 – 700 Euro
  • Năm 2: 720 – 800 Euro
  • Năm 3: 830 – 900 Euro

Sau khi tốt nghiệp khóa học nghề Làm bánh tại Đức, mức lương của một thợ bánh chuyên nghiệp tại Đức rơi vào khoảng 1.600 – 2.000 euro/tháng tùy thuộc vào trình độ của từng thợ bánh (so với ngành điều dưỡng là 2.700 – 3.200 euro/tháng và có thể lên đến 4.000 euro).

Du học nghề làm bánh tại Đức - du học nghề Đức
 

 

Cơ hội việc làm và thăng tiến ngành Làm bếp tại Đức

Hiện nay, nhu cầu về các sản phẩm bánh ngọt cũng như các món tráng miệng không bao giờ thiếu, bởi lẽ chúng không chỉ được sử dụng như thực phẩm trong đời sống của con người mà còn được sử dụng cho mục đích nghệ thuật, giải trí, trưng bày,…. Chính vì vậy, ngành làm bánh tại Đức luôn khát nhân lực. Sau khi tốt nghiệp, học viên có thể tìm kiếm công việc ưng ý, có thu nhập xứng đáng và chế độ đãi ngộ tốt tại các nhà hàng, khách sạn trên khắp thế giới với tấm bằng học nghề đạt tiêu chuẩn châu Âu. Các thợ bánh cũng có thể tự kinh doanh theo ý muốn của bản thân nhưng điều này đòi hỏi sự kiên trì cũng như kinh nghiệm cao.

Các thợ bánh sau khi tốt nghiệp có cơ hội định cư lâu dài tại Đức sau 5 năm làm việc và cơ hội trở thành công dân Đức sau 8 năm sinh sống. Tuy nhiên, mức lương tối thiểu 1 năm để được định cư tại Đức của ngành Làm bánh yêu cầu cao hơn so với ngành Điều dưỡng. Lý do là vì Điều dưỡng thuộc danh sách các nhóm ngành mà nước Đức đang thiếu nhân lực nên ai chọn học ngành này sẽ có cơ hội được định cư tương đối nhanh chóng và dễ dàng hơn so với các ngành nghề khác.

Tìm hiểu thêm:

>> Du học nghề Đức ngành Nhà hàng Khách sạn: Những điều cần biết

>> Du học nghề Đức nên chọn 5 ngành “hot” này

>> Du học nghề Đức ngành Cơ khí điện tử: Những điều cần biết 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!