9 lưu ý khi giao tiếp với người Đức du học sinh cần biết

LIA 5 lưu ý khi giao tiếp với người Dức 01
Rate this post

Dù hoàn thành xuất sắc các chứng chỉ tiếng Đức đến đâu nhưng nếu du học sinh không biết được 9 lưu ý khi giao tiếp với người Đức dưới đây thì sẽ rất dễ bị “sốc văn hóa”.

>> Sổ tay từ vựng chuyên ngành điều dưỡng Đức – Việt độc quyền của VICAT

1. Tranh luận một cách khách quan

Tương tự như các quốc gia thuộc châu Âu khác, nước Đức thừa hưởng nhiều nét văn hóa phương Tây trong đó nổi bật là văn hóa tranh luận. Khi giao tiếp với người Đức, du học sinh có thể tự do thể hiện quan điểm cá nhân trong các buổi thảo luận và mọi ý kiến đóng góp đều được hoan nghênh và ghi nhận. Tuy nhiên, người Đức nhìn nhận vấn đề rất khách quan nên khi bày tỏ quan điểm bạn cần nhìn nhận đa chiều gồm cả mặt tốt và xấu, không bảo thủ và giữ cái tôi quá lớn. Nếu bị người khác phản biện lại ý kiến của mình một cách hợp lý và thuyết phục, bạn nên cố gắng lắng nghe và tiếp thu theo chiều hướng tích cực. Văn hoá tranh luận này của người Đức sẽ góp phần giúp bạn dễ hòa nhập vào môi trường mới vì bạn có thể hiểu được đối phương đang nghĩ gì và ngược lại.

Lưu ý khi giao tiếp với người Đức - Tranh luận khách quan

2. “Cảm ơn” và “xin lỗi” được dùng thường xuyên

Không tiếc lời cảm ơn và xin lỗi là nét đẹp trong văn hoá ứng xử của người Đức từ xưa đến nay. Khi giao tiếp với người Đức, du học sinh không nên coi nhẹ thói quen nói cảm ơn khi được giúp đỡ và xin lỗi khi cần thiết vì người Đức vốn nổi tiếng kỹ tính và chú trọng tiểu tiết trong giao tiếp. Trong văn hóa ứng xử của người Đức, việc xin lỗi không hẳn là bạn sai mà nó thể hiện thái độ tích cực, cầu tiến và có trách nhiệm. Cảm ơn và xin lỗi là thói quen cơ bản để bạn bắt đầu tiếp cận với một nền văn hóa lịch thiệp, tôn trọng và văn minh. Chủ động học hỏi nét văn hóa này cũng là cách du học sinh lấy được thiện cảm từ giảng viên, bạn bè và đồng nghiệp không chỉ ở Đức mà bất kỳ đâu trên thế giới.

Lưu ý khi giao tiếp với người Đức

3. Tôn trọng sự riêng tư 

Người Đức thường sống khá khép kín và hiếm khi cởi mở chia sẻ về cuộc sống riêng nên họ sẽ thấy không vui nếu bị người không thực sự thân thiết dò hỏi quá nhiều về những vấn đề cá nhân. Ở Việt Nam, mọi người có thể châm chước bỏ qua nếu bạn vô tình hỏi những chuyện tế nhị. Nhưng khi sang Đức học tập, bạn nên lưu ý đến văn hóa này để tránh làm phật lòng giảng viên, bạn bè hoặc đồng nghiệp người bản xứ một cách không mong muốn. Bên cạnh đó, người Đức phân biệt rạch ròi giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Một luật “ngầm” mà người Đức luôn tuân thủ đó là không kiểm tra email và xử lý công việc sau giờ làm vì khoảng thời gian sau khi tan sở là dành cho bản thân, gia đình và bạn bè. Nếu không thật sự cấp bách thì bạn nên hạn chế gửi email làm phiền người khác sau giờ hành chính.

Tôn trọng sự riêng tư của đồng nghiệp trong thời gian nghỉ ngơi - Lưu ý quan trọng khi giao tiếp với người Đức

4. Sẵn sàng từ chối

Tại Việt Nam, nhân viên thường không dám từ chối những công việc được cấp trên giao, ngay cả khi họ chưa định hình được cần phải làm những gì để hoàn thành nó.Tuy nhiên trong môi trường học tập lẫn lao động ở Đức, khi được giao một nhiệm vụ mà bản thân chưa hiểu rõ thì bạn nên xác nhận lại và tham khảo cách làm chính xác. Bạn thậm chí có thể từ chối nếu tự thấy không thể hoàn thành. Người Đức nổi tiếng trong việc tôn trọng quyền cá nhân nên ngay cả khi sếp yêu cầu bạn làm thêm giờ thì bạn vẫn có thể từ chối trong từng trường hợp cụ thể.

Lưu ý đặt câu hỏi khi giao tiếp với người Đức trong môi trường làm việc

5. Không ngại đặt câu hỏi

Vì ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa phương Đông nên du học sinh Việt Nam khi mới bắt đầu hành trình du học tại Đức thường không dám đặt câu hỏi khi chưa hiểu rõ vấn đề. Tuy nhiên, người Đức cực kỳ coi trọng những người có chí tiến thủ và thích tìm tòi nên đừng ngần ngại đặt bất kỳ nghi vấn nào nếu có. Thói quen đặt câu hỏi không chỉ giúp các điều dưỡng viên nói riêng và du học sinh nói chung được người Đức đánh giá cao mà còn là cách bạn trau dồi và tích lũy những kinh nghiệm hữu ích trong học tập lẫn công việc.

9 luu y khi giao tiep voi nguoi duc VICAT

6. Giữ khoảng cách với đồng nghiệp

Ở Đức, đồng nghiệp và bạn bè là hai khái niệm rất rạch ròi nên bạn cần có cách cư xử chừng mực với người làm chung chỗ làm với mình. Tuy hạn chế chia sẻ những vấn đề liên quan đến cuộc sống riêng nhưng người Đức rất nhiệt tình trong công việc nên sẽ sẵn sàng giúp đỡ nếu bạn mở lời. Thay vì nói chuyện cá nhân, VICAT khuyên bạn chỉ nên trò chuyện với đồng nghiệp về công việc, tin tức trong ngày hoặc chào hỏi xã giao. Tất nhiên qua thời gian nếu hai người đủ thân thiết thì có thể thảo luận với nhau về nhiều vấn đề khác.

 

7. Hôn má khi chào hỏi không áp dụng cho mọi đối tượng

Do sự cởi mở về văn hóa, người châu Âu coi việc hôn vào má giống như một cách chào hỏi thân thiện và trân trọng nhất. Tại Pháp khi chào hỏi người ta thường hôn nhẹ lên má phải của người đối diện. Riêng người Đức chỉ có thói quen hôn cả hai má khi chào hỏi với những mối quan hệ bạn bè thân thiết. Điều đó có nghĩa văn hoá này không phù hợp để áp dụng trong môi trường làm việc tại Đức nên bạn cần lưu ý. Đối với môi trường công sở hoặc các mối quan hệ không quá thân thiết, người Đức thường bắt tay khi chào hỏi hoặc lúc tạm biệt.

cheek 9 luu y khi giao tiep voi nguoi duc VICAT

8. Cách xưng hô

Trong giao tiếp hàng ngày, người lớn tuổi thường gọi người trẻ tuổi hơn là “Du” để thể hiện sự thân mật. Trong môi trường làm việc, bạn hãy xưng hô với người Đức bằng họ của người đó và sử dụng ngôi xưng “Sie” (Ngài) để thể hiện sự tôn trọng với người đối diện. Lưu ý đừng bỏ qua một họ kép như Frau Müller-Weber (cô Müller-Weber). Bên cạnh đó, việc đề xuất thay đổi từ cách xưng hô trang trọng (Sie) sang thân quen hơn là (Du) thường được đề xuất bởi đồng nghiệp cấp cao hơn, bất kể tuổi tác hay giới tính. Tất nhiên, đối phương phải đồng ý với đề xuất này thì mới thay đổi cách xưng hô được.

 

9. Văn hoá khi dự tiệc của người Đức

Đức vốn nổi tiếng là nước có văn hóa ứng xử văn minh, lịch thiệp ngay cả trên bàn ăn. Vì vậy, bạn hãy nắm vững những nguyên tắc sau đây để ghi điểm trong mắt người Đức tại các bữa tiệc nhé:

  • Không ngồi xuống bàn nếu bạn chưa được mời và đừng tùy tiện thay đổi chỗ ngồi;
  • Trong mọi bữa tiệc, hãy để chủ nhân của bữa tiệc nâng ly trước;
  • Khi cụng ly bạn nên nhìn vào mắt người đối diện;
  • Không đặt khuỷu tay lên bàn tiệc khi mọi người đang ăn uống;
  • Đặt nĩa bên trái và dao ở bên phải. Khi dùng bữa xong, hãy đặt nĩa và dao song song bên phải của đĩa ăn, nĩa đặt hơi chếch cao hơn dao 1 tý. Đây chính là dấu hiệu để người phục vụ biết rằng bạn đã dùng xong bữa;
  • Hãy cố gắng thưởng thức hết thức ăn trong đĩa của bạn. Đừng bỏ dở vì ở Đức bạn sẽ bị đánh giá là bất lịch sự hay kém tinh tế nếu vi phạm nguyên tắc này;
  • Cuối cùng, hãy gửi thư để bày tỏ lòng cám ơn xong mỗi bữa tiệc.

VICAT mong rằng qua bài viết này các bạn đã bỏ túi 9 bí kíp khi giao tiếp với người Đức. Hiện nay VICAT đang có chương trình học thử tiếng Đức 8 buổi miễn phí. Nếu bạn quan tâm đến khóa học tiếng Đức này ở VICAT hoặc cần thêm thông tin chi tiết về chương trình Du học nghề Đức 2024 thì hãy nhanh chóng liên hệ đến số điện thoại 097. 134. 1199 hoặc gửi tin nhắn trực tiếp vào Fanpage VICAT – Du học nghề điều dưỡng CHLB Đức để đặt lịch hẹn tư vấn ngay hôm nay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!