Tuỳ thuộc vào trường đào tạo nghề mà chương trình học nghề điều dưỡng ở Đức sẽ có tài liệu giảng dạy và thứ tự đào tạo khác nhau. Dù tham gia chương trình chuyển đổi bằng 1 năm hoặc học điều dưỡng từ đầu theo hệ 3 năm trở lên thì các học viên đều phải tham gia một kỳ thi tốt nghiệp chung do chính phủ Đức tổ chức. Các học viên có cơ hội tham gia kỳ thi này tối đa 2 lần để trở thành một điều dưỡng viên chuyên nghiệp.
> Du học ngành điều dưỡng ở Đức: Học gì? Làm gì? Cơ hội nghề nghiệp thế nào?
1. Các loại bệnh trong chương trình học nghề điều dưỡng ở Đức
Bệnh học là nội dung quan trọng trong chương trình học nghề điều dưỡng ở Đức. Khi học về các loại bệnh, bạn sẽ được giảng dạy theo quy tắc DURST (DURST Prinzip):
- D – Definition: Định nghĩa
- U – Ursache: Nguyên nhân
- R – Risiko: Nguy cơ
- S – Symptome: Triệu chứng
- T – Therapie: Phương pháp trị liệu
– Bệnh tim mạch+ Xơ cứng động mạch + Suy tim + Đau tim + Bệnh động mạch ngoại vi + Huyết khối – Các bệnh về phổi+ Viêm phổi + Hen phế quản + Viêm phổi mãn tính – Các bệnh về hệ tiêu hoá+ Đái tháo đường + Bệnh xơ gan + Viêm tuyến yên cấp tính + Viêm đại tràng + Bệnh Crohn – Bệnh của hệ tiết niệu+ Suy thận + Quy trình lọc máu – Rối loạn thần kinh trung ương+ Bệnh Parkinson + Đột quỵ (mơ, đột quỵ) + Đa xơ cứng (MS) + Chứng mất trí nhớ |
– Herz-Kreislauf-Erkrakungen+ Arteriosklerose + Herzinsuffizienz + Herzinfakt + peripheren arteriellen Verschlusskrankheit- PAVK + Thrombose – Erkrankung der Lunge+ Phneumonie + Asthma Bronchiale + COPD – Magen-Darm-Erkrankung+ Diabetes mellitus + Leberzirrhose + akutes Pacreatitis + Colitis ulcerosa + Morbus Croh – Erkrankungen des Harnsystems+ Niereninsuffizienz + Dialyseverfahren – Erkrankungen des ZNS+ Morbus Parkinson + Schlaganfall (Apoplex, Hirnschlag) + Multiple Sklerose (MS) + Demenz |
2. Phương pháp chăm sóc điều dưỡng phù hợp
Học viên sẽ được học các phương pháp chăm sóc thích hợp cho mỗi loại bệnh để có thể lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân một cách hiệu quả. Khả năng viết bản kế hoạch chăm sóc và tư vấn cho bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân là yêu cầu cần thiết đối với mỗi điều dưỡng viên trong chương trình học nghề điều dưỡng ở Đức.
– Dự phòng chăm sóc đơn lẻ và toàn cơ thể
– Các biện pháp điều dưỡng và hỗ trợ những bệnh kể trên
|
– Prophylaxen einzeln und im Kontext der „Ganzkörperpflege“
– Pflegerische Unterstützung und Maßnahmen u.a. bei den oben genannten Erkrankungen |
>> Kỹ năng mềm cần có để du học Đức nghề điều dưỡng
3. Quy tắc giữ gìn vệ sinh, khử trùng và vô khuẩn
Giữ gìn vệ sinh là quy tắc không thể thiếu trong quá trình chăm sóc sức khoẻ với mục đích bảo vệ cả bệnh nhân và điều dưỡng viên khỏi nhiễm trùng. Những biện pháp này được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực chăm sóc: chăm sóc ngoại trú, trong viện dưỡng lão và trong bệnh viện.
– Vai trò của giữ vệ sinh
– Khử trùng cá nhân và tay – Tác nhân gây bệnh, đường lây truyền – Nhiễm trùng bệnh viện – Khử trùng / vô khuẩn |
– Bereich und Notwendigkeit der Hygiene
– Persönliche – und Händedesinfektion – Erreger, Übertragungswege – Nosokomiale Infektion – Desinfektion/ Sterilisation |
4. Y tế dự phòng
Dự phòng hay phòng ngừa (Prophylaxe/Vorbeugung) là tất cả các biện pháp nhằm duy trì sức khoẻ hiện có hoặc ngăn ngừa sự suy giảm sức khoẻ do bệnh tật hoặc tai nạn. Đặc biệt khi chăm sóc người cao tuổi, do những bệnh tật và những hạn chế hiện có mà công tác dự phòng là điều hết sức quan trọng. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là một phần trách nhiệm của tất cả các nhân viên điều dưỡng.
– Phòng ngừa té ngã
– Dự phòng loét do tì đè – Dự phòng co cứng – Dự phòng ngứa và chảy mủ da – Dự phòng huyết khối – Dự phòng tưa miệng và viêm tuyến mang tai – Dự phòng hít thở – Dự phòng mất nước – Dự phòng táo bón – Dự phòng viêm phổi – Dự phòng viêm bàng quang |
– Sturzprophylaxe
– Dekubitusprophylaxe – Kontrakturenprophylaxe – Intertrigoprophylaxe – Thromboseprophylaxe – Soor- und Parotitisprophylaxe – Aspirationsprophylaxe – Dehydrationsprophylaxe – Obstipationsprophylaxe – Pneumonieprophylaxe – Zystitisprophylaxe |
5. Những điều luật liên quan đến điều dưỡng
Học viên sẽ được trang bị các kiến thức về mọi quy định của pháp luật liên quan đến việc chăm sóc người bệnh hoặc người tàn tật như bảo mật thông tin, luật ủy quyền, đạo luật điều dưỡng, đạo luật chăm sóc người già và đạo luật bảo hiểm chăm sóc dài hạn.
– Quy định bảo mật
– Uỷ quyền – Các biện pháp hạn chế tự do – Trách nhiệm dân sự – Quyền được chăm sóc – Đạo luật chống ma tuý |
– Schweigepflicht
– Delegation Verordnung – Freiheitsentziehende Maßnahmen – Zivilrechtliche Haftung – Betreuungsrecht – Das Betäubungsmittelgesetz (BtMG) |
6. Nội dung thi thực hành
Bên cạnh bài thi lý thuyết, học viên cần thực hiện các bài thi thực hành trực tiếp tại cơ sở đào tạo tuỳ theo chuyên ngành đã lựa chọn. Dù lựa chọn chuyên ngành nhi khoa, đa khoa hay lão khoa thì các học viên vẫn cần đảm bảo khả năng thực thi những kỹ năng cơ bản của điều dưỡng viên.
– Theo dõi đường huyết
– Vị trí giảm đau – Các tư thế hỗ trợ thở – Băng ép – Chuẩn bị / truyền dịch – Thông tĩnh mạch ngoại vi – Thay băng – Tiêm dưới da – Đặt ống thông tiểu – Đặt ống ăn qua mũi – Chăm sóc hậu môn nhân tạo |
– Blutzuckermessung Kontrolle
– Schmerzreduzierende Lagerungen – Atemunterstützende Lagerungen – Kompressionsverband – Infusion vorbereiten/verabreichen – Viggo Verband – Verbandswechsel – Subkutane Injektion – DK legen – Nasale Magensonde – Versorgung Stomaanlage |
7. Nội dung bổ trợ cho học viên nước ngoài
Khó khăn lớn nhất của các học viên người nước ngoài trong thời gian đầu chính là rào cản ngôn ngữ. Chính vì vậy nên chương trình đào tạo điều dưỡng viên chuyên nghiệp tại Đức còn đào tạo các từ vựng chuyên ngành và kỹ năng giao tiếp. Chẳng hạn như bạn sẽ được học cách xử lý những văn bản thực tế, thực hành tư vấn và chỉ dẫn cho bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân, viết báo cáo chăm sóc và bàn giao ca. Các học viên còn được thực hành trao đổi với bệnh nhân hay đồng nghiệp về các chủ đề xã hội hoặc trong ngành điều dưỡng.