Người Đức nhận xét gì về điều dưỡng viên tại Đức

điều dưỡng viên tại Đức
Rate this post

Những điều dưỡng viên Việt Nam tại Đức đã mang lại sự khác biệt tuyệt vời trong mảng chăm sóc sức khoẻ. Đây là nhận xét từ bài báo do tạp chí chuyên ngành Senioren Magazin Hamburg viết về những điều dưỡng viên đến Đức từ nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bản dịch dưới đây thuộc quyền sở hữu của VICAT.

> 7 quyền lợi khi làm điều dưỡng viên mà bạn cần biết

Sự quan trọng của điều dưỡng viên nước ngoài tại Đức

Từ năm 1981, ZDF đã luôn kể về hành trình của “Con tàu ước mơ thứ 5”. Một trong những “Con tàu ước mơ” đó đã mang cả thế giới đến căn phòng của bà Rosamunde Pilcher – một người phụ nữ độc thân ở tuổi 94 đã qua đời vào tháng hai tại một làng quê nhỏ và xinh xắn Cornwall. Những chuyến đi từ Bahamas, Na Uy, Australia và hai lần từ Brazil là nội dung của 83 tập phim cho đến nay.

Brazil là quê hương của cô gái Kimberly, người có thể đem đến cho bạn một bức tranh đầy màu sắc về đất nước của cô ấy chỉ qua một cuộc nói chuyện. Cô ấy hiện tại đang sống tại Hamburg và ước mơ từ lâu của cô là được làm việc tại Đức. Đến thời điểm này (2019) Kimberly đã trở thành một trong những người làm việc năng động sôi nổi nhất trong viện điều dưỡng Ansgar tại Hamburg Langenhorn. “Cô gái đến từ Brazil” chính là biệt danh mà Siegfried Springhorn (89 tuổi), một trong những người cao tuổi ở trong viện dưỡng lão, đã đặt một cách kính trọng và trìu mến cho Kimberly.

Điều dưỡng viên Việt Nam tại đức
Ảnh chụp từ tạp chí: Bà Charlotte Pelzer (88 tuổi) và Alida (25) thấu hiểu lẫn nhau. “Một gương mặt thân thiện và nụ cười tươi tắn sẽ luôn mang lại sự ấm áp”. Người chụp ảnh: Krause

 

Phỏng vấn người đứng đầu viện dưỡng lão về điều dưỡng viên tại Đức

Brigitte Springhorn – người đứng đầu viện Ansgar đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí SeMa: “Chúng tôi đã có những trải nghiệm tuyệt vời với những điều dưỡng viên trẻ tuổi, nhưng bên cạnh đó chúng tôi cũng gặp phải một số khó khăn trong việc giao tiếp với nhau”. Và dường như vấn đề này cũng không phải quá khó để có thể giải quyết, những người cao tuổi ở viện điều dưỡng đều rất vui vẻ khi họ có thể góp sức phần nào để cải thiện giao tiếp của những điều dưỡng viên. “Họ đã mang đến cho chúng tôi rất nhiều niềm vui”, Charlotte Pelzer (88 tuổi) đã rất hài lòng và thoải mái khi bà được những người điều dưỡng viên nơi đây chăm sóc. Ngoài ra một người cao tuổi cũng đã trả lời trong cuộc phỏng vấn: “Họ (những điều dưỡng viên từ nước ngoài) luôn luôn mang một năng lượng tích cực, vui vẻ và cười nói. Những điều đó là một món quà cho tôi hằng ngày”. Bà Pelzer còn nhấn mạnh: “Ở đây chúng tôi được đối xử không phải như những “bệnh nhân”, mà là những con người có tên tuổi đàng hoàng.”

Bên cạnh Kimberly thì còn có rất nhiều người trẻ tuổi cũng đang học làm điều dưỡng viên tại viện dưỡng lão Langenhorn. Điển hình là Alida (25 tuổi) đến từ Madagaskar, Cu Thuy Anh (28 tuổi) và Hue Tran Thi (23 tuổi) từ Việt Nam. Họ đã trải lòng rằng: “Điều dưỡng là một công việc chưa được ai biết đến ở quê nhà của họ. Đối với đất nước của họ thì việc chăm sóc những người cao tuổi sẽ là trách nhiệm của mỗi gia đình. Nhà nước, cộng đồng và tất cả những tổ chức tư nhân đều không có trách nhiệm này.”

Ngoài ra Alida còn nói rằng: “Trong văn hoá của chúng tôi thì người cao tuổi thường được sự ưu tiên đặc biệt. Và tôi rất vui vì được làm việc cùng họ”. Cô gái trẻ đến từ Madagaskar – nơi cung cấp hơn 50% sản lượng vanille trên toàn thế giới, đã làm Aupair ở Hamburg và đem lòng yêu công việc này. Cô ấy đã có nhận xét về việc học điều dưỡng: “Bên cạnh kiến thức chuyên ngành chúng tôi còn được học những lưu ý ở ngoài thực tế. Đặc biệt ở viện điều dưỡng còn trang bị những máy hỗ trợ kỹ thuật dành riêng cho việc chăm sóc. Điều đó đã giúp cho công việc của chúng tôi đỡ nặng đi phần nào.”

Đối với một số bạn trẻ đến từ Việt Nam, thì họ đã tìm được đường đến Hamburg thông qua một công ty đại diện. Họ đã được đào tạo về y tá ở Việt Nam và việc làm tại Hamburg là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của họ. “Một điều đặc biệt khác lạ với chúng tôi chính là mối quan hệ với giám đốc. Ở Việt Nam, cấp trên là một người rất được coi trọng và điều đó làm mới quan hệ giữa nhân viên và cấp trên thường có một khoảng cách nhất định. Nhưng ở bên Đức, cách họ đối xử với nhân viên hoàn toàn khác biệt, chúng tôi thường nói chuyện thoải mái và cười nói với nhau” – đó là một ấn tượng tuyệt vời của các điều dưỡng từ Việt Nam với các cấp trên ở đây.

 

Điều dưỡng Việt Nam tại Đức
Ảnh chụp từ tạp chí: Kimberly từ Brazil, Trần Thị Huệ từ Việt Nam, quản lý viện Brigitte Springhorn , Alida từ Madagaskar, quản lý điều dưỡng Bernd Schmitz và Cù Thuý Anh từ Việt Nam

Bên cạnh rất nhiều mặt tích cực thì cũng có một số điều khác lạ cần phải quen trong cuộc sống ở Hamburg. Cái đầu tiên chúng ta phải nhắc tới chính là thời tiết, một từ để miêu tả thời tiết tại Hamburg là “lạnh”. Bên cạnh đó, đồ ăn ở đây rất sạch và bổ nhưng thường cần một thời gian để có thể quen với ẩm thực nơi này. Họ đều nói rằng: “Đồ ăn rất ngon mặc dù thế chúng tôi vẫn nhớ hương vị ẩm thực tại quê nhà”. Cơm thay vì khoai tây hoặc mì, những gia vị, hương vị đến từ căn bếp của mẹ – những điều đó luôn thiếu ở Hamburg. Ngoài ra họ cũng phải luôn lưu ý đến việc đúng giờ cũng như là việc giữ im lặng trên tàu xe.

Brigitte Springhorn đã nhận xét rằng: “Đối với ngôi nhà của chúng tôi, những người trẻ tuổi là một tài sản tuyệt vời, họ đã giúp đỡ và chăm sóc những người cao tuổi ở đây rất tốt”. Điều dưỡng viên là một nghề tuyệt vời đối với người nước ngoài. Họ có một mức lương tuyệt vời, ví dụ một điều dưỡng viên có thể kiếm được 2727 Euro brutto một tháng, trong đó họ sẽ có 30 ngày nghỉ trong năm (lương theo giờ khoảng 16,20 Euro). Ngoài ra còn có các khoảng chi phí khác mà điều dưỡng viên còn được cung cấp, ví dụ như: phí đi lại bằng phương tiện công cộng HVV, chế độ lương hưu và các phúc lợi khác. Mức lương hàng tháng còn có thể tăng phụ thuộc vào chức vụ của họ (ví dụ như một người quản lý có thể kiếm lên tới 4.269 Euro brutto một tháng – lương theo giờ tầm 25,36 Euro). Mức lương giữa các viện điều dưỡng thường sẽ có sự khác nhau. Nhưng nhìn chung thì lương cơ bản cho điều dưỡng viên trong thời gian học việc ở năm đầu là 1.035 Euro, năm thứ hai là 1.111 Euro và năm thứ ba là 1.229 Euro (theo thông tin năm 2019).

> Du học Đức nghề điều dưỡng: Cơ hội định cư cao

> Du học Đức ngành điều dưỡng: Học gì? Làm gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao? 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!