Một trong những lợi thế của sinh viên khi du học Đức là được phép đi làm thêm với nhiều loại hình công việc. Tuy nhiên do Đức là một đất nước của phép tắc và quy củ nên sinh viên cần tuân thủ một vài lưu ý khi đi làm thêm ở Đức.
Sinh viên cần chuẩn bị giấy tờ gì để đi làm thêm ở Đức?
Giấy phép lao động
Theo điều 16 luật Cư trú của Đức, để làm thêm ở Đức hợp pháp cần có giấy phép của Sở Lao động và Sở Ngoại kiều. Khi gia hạn visa tại sở ngoại kiều, ngoài thẻ căn cước và hộ chiếu thì bạn. Nếu muốn làm việc nhiều hơn thời gian quy định, bạn cần thông báo cho Sở ngoại kiều để xin phép.
Mã số thuế và mã số hưu trí
Bất cứ ai khi sinh sống và làm việc tại Đức đều phải có mã số thuế. Mã số thuế (Steueridentifikationsnummer) và mã số hưu trí (Sozialversicherungsnummer) sẽ được cấp sau khi bạn đăng ký tạm trú tại Đức. Nếu sau khi đi đăng ký địa chỉ thường trú 3 tuần mà bạn vẫn không nhận được các mã số trên thì có thể lên website của sở thuế (Finanzamt) chỗ mình ở để xin cấp lại. Để mở tài khoản ngân hàng tại Đức, bạn bắt buộc phải có mã số thuế.
Du học sinh được phép làm thêm ở Đức bao nhiêu giờ từ năm 2024?
Nếu là sinh viên chính thức của các trường đại học thì du học sinh được phép đi làm thêm ở Đức tối đa 140 ngày (8 tiếng/ngày) hoặc 280 nửa ngày (4 tiếng/ngày) trong năm từ ngày 1 tháng 3 năm 2024, chỉ tính những ngày. làm việc thực tế, không bao gồm ngày nghỉ, ngày lễ, ngày ốm. Để đảm bảo hiệu suất học tập, sinh viên thường không được làm quá 20 giờ mỗi tuần. Tổng số thời gian làm thêm được tính theo năm dương lịch. Ví dụ, hợp đồng lao động bắt đầu vào ngày 1 tháng 7, sinh viên có thể được làm thêm đủ 140 ngày làm việc trọn ngày hoặc 280 ngày làm việc bán thời gian đến hết năm dương lịch này vào ngày 31 tháng 12.
Một lợi thế mà các bạn du học sinh nên lưu ý là khi đăng ký làm trợ lý cho trường đại học thì số giờ làm này sẽ không bị tính vào hạn mức 20 giờ/ tuần. Tuy nhiên, sinh viên trong năm đầu học dự bị chỉ được đi làm thêm vào kì nghỉ. Sinh viên mới tham gia học tiếng và chưa nhập học bất cứ trường đại học nào sẽ không được phép đi làm thêm.
Đối với sinh viên học nghề, do chương trình học đã có thực hành tại các cơ sở đào tạo nên chỉ được phép đi làm thêm tối đa 10 tiếng/tuần. Lúc này các học viên bắt buộc phải khai báo với chủ lao động về công việc làm thêm của mình. Bạn sẽ chỉ được làm thêm khi chủ lao động đồng ý do việc ký hợp đồng làm thêm sẽ ảnh hưởng đến bậc thuế mà chủ lao động phải đóng cho bạn.
>> 8 công việc làm thêm cho sinh viên ở Đức
Làm thêm ở Đức: Mức lương tối thiểu năm 2024?
Mỗi công việc làm thêm sẽ có thu nhập khác nhau nhưng từ ngày 1 tháng 1 năm 2024, mức lương tối thiểu theo quy định ở Đức sẽ tăng từ 12 EUR lên 12.41 EUR/giờ. Bạn kiếm được bao nhiêu phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức, ngành học và thị trường việc làm trong khu vực. Ở các thành phố như Munich và Hamburg, lương theo giờ thường cao hơn nhưng chi phí sinh hoạt cũng cao tương ứng. Với những công việc bưng bê, phục vụ bàn thì ngoài lương cứng, bạn còn được nhận tiền tip từ khách (Trinkgeld) và số tiền này không bị tính vào tổng thu nhập của tháng đó. Tuỳ thuộc vào nơi làm việc mà bạn có thể được giữ hết số tiền tip đó hoặc phải chia đều cho đồng nghiệp.
Làm thêm ở Đức thu nhập bao nhiêu thì phải đóng thuế?
Nếu mức thu nhập của các bạn sinh viên dưới 520 Euro/ tháng thì sẽ không phải đóng thuế. Ngược lại, nếu mức lương làm thêm ở Đức của sinh viên lớn hơn 520 Euro/tháng thì sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của Nhà nước. Bên cạnh thuế thu nhập, các bạn còn phải trả thêm các khoản như phí lương hưu (Renteversicherung), dịch vụ chăm sóc sức khoẻ (Pflegeversicherung)… Không có hạn mức tối đa thu nhập của sinh viên mà bạn chỉ cần đảm bảo tổng số giờ làm không vượt quá thời gian cho phép.
>> Thuế thu nhập và 6 cấp bậc thuế tại Đức
Làm thêm ở Đức: Được phép làm bao nhiêu việc một lúc?
Không có quy định cụ thể về số lượng công việc mà các bạn sinh viên được phép làm cùng một lúc. Đối với những bạn du học sinh hệ đại học, nếu làm thêm 1 công việc có thu nhập cao hơn 520 Euro thì sẽ được tính thuế theo bậc 1 của người độc thân. Các bạn có thể lên trang Brutto-netto-rechner để tính trước số tiền thuế có thể bị trừ.
Đặt trường hợp bạn có hai công việc với tổng thu nhập trên 520 Euro thì công việc thứ 2 sẽ bị tính thuế theo bậc 6, tức sẽ phải trả nhiều tiền thuế hơn. Đôi khi tiền thuế này sẽ do chủ lao động chịu một nửa nên bạn có trách nhiệm báo với chủ lao động về số lượng công việc mình đang làm lúc đó.
Đối với du học sinh học nghề, mức lương trợ cấp theo quy định sẽ được tính theo thuế bậc 1. Nếu bạn đi làm thêm không quá 10 giờ/ tuần với thu nhập dưới 520 Euro thì sẽ không phải đóng thuế. Còn nếu công việc có thu nhập hơn 520 Euro thì vẫn sẽ phải tính thuế theo bậc 6.
Tìm việc làm thêm ở Đức tại đâu?
Bên cạnh các trang môi giới việc làm như Indeed, Nebenjob, Studentjob, Linked, Xing hay bảng tin của các trường đại học, sinh viên còn có thể đăng ký với những công ty môi giới như Zenjob, Studitempt, Jobmensa.de, … Tại đây, sinh viên sẽ nộp hồ sơ rồi đăng ký số giờ có thể làm việc cũng như loại hình công việc yêu thích của mình.
Mỗi tuần các bạn sẽ nhận được email thông báo các đầu việc cần nhân lực để đăng ký tuỳ thuộc vào thời gian và mô tả công việc. Việc làm thông qua các công ty môi giới này rất đa dạng bao gồm bồi bàn, dọn dẹp, công việc văn phòng, hỗ trợ tổ chức sự kiện, dắt chó đi dạo, thu ngân, bán bánh… Ngoài ra các bạn có thể ứng tuyển trực tiếp tại trang web của các doanh nghiệp như Mc Donald, Burger King hay bất cứ công ty nào mà bạn thấy hứng thú.
Nếu có mong muốn sang Đức để làm công việc điều dưỡng, bạn nên tìm đến những công ty như VICAT để được tư vấn các thông tin chi tiết về chương trình, vạch ra các lộ trình phù hợp với từng cá nhân và đảm bảo kế hoạch diễn ra đúng tiến độ yêu cầu với một mức phí rõ ràng và minh bạch. Liên hệ với VICAT qua số điện thoại 0971 34 11 99 hoặc inbox trực tiếp vào fanpage VICAT – Du học Điều dưỡng CHLB Đức để đặt lịch hẹn ngay hôm nay bạn nhé.