Cách phân loại rác thải tại Đức để không bị phạt 2021

3 1

Tại Đức, ý thức của người dân về bảo vệ môi trường rất cao và người dân đặc biệt coi trọng việc phân loại và tái chế rác thải. Vậy nên nếu bạn sống hay du lịch ở đây thì việc phân loại rác thải không đúng cách rất có thể khiến bạn sẽ bị phạt với số tiền rất lớn lên đến 5000 euro, hoặc bên thu gom, phân loại rác thải tại Đức sẽ từ chối tiếp nhận rác gia đình bạn. Hãy cùng VICAT tìm hiểu về cách người Đức phân loại rác nhé!

1. Phân loại rác thải tại Đức thường ngày

Các thùng rác tại Đức được thu gom vào các ngày khác nhau tùy từng thành phố. Lịch thu gom (Abfallkalender) thường được tìm thấy tại lối vào của các chung cư, căn hộ. Nếu bạn muốn có một cuốn lịch cho riêng mình để tiện theo dõi, hãy liên hệ với chủ nhà để có thêm thông tin.

Thùng màu vàng: Các sản phẩm nhựa hay kim loại

Rác có thể tái chế, tái sử dụng được phân loại tại thùng màu vàng bao gồm:

  • Sản phẩm với vỏ kim loại: các loại lon, nắp chai bằng kim loại
  • Sản phẩm chứa nhôm: màng bọc thực phẩm, nắp hộp sữa chua…
  • Bao bì nhựa, các loại hộp nhựa
  • Vật liệu tổng hợp: vỏ hộp sữa, vỏ hộp nước hoa quả…
  • Các sản phẩm trên vỏ hộp có dấu xanh (der Grüne Punkt) bất kể chất liệu

Bạn nên rửa sạch các hộp nhựa, lon chai như vỏ hộp sữa chua trước đó. Lưu ý là các loại băng đĩa không được vứt vào đây. Nếu khu phố nơi bạn sống không có thùng rác nắp vàng thì hãy bỏ chúng vào túi rác màu vàng. Tùy bang và địa điểm bạn sống mà các túi này có thể được lấy hoặc phát miễn phí tại Bürgerinformationszentrum (trung tâm thông tin dân sự)

2 1

Thùng xanh lá, nâu, trắng: Chai lọ thủy tinh không màu hoặc có màu

Với chai lọ thủy tinh, bạn cần vứt chúng vào thùng rác có màu xanh lá, nâu, trắng tương ứng với màu sắc của vỏ chai. Chai thủy tinh bao gồm:

  • Chai thủy tinh đồ uống: Bia, rượu, nước ngọt…
  • Vỏ lọ mỹ phẩm, nước hoa…

Các loại vỏ bóng đèn hoặc những vụn thủy tinh vỡ thì bạn hãy bỏ vào thùng màu đen. Và đừng quên tháo riêng nắp kim loại ra khỏi chai và bỏ chúng vào thùng rác màu vàng. Ở một vài thành phố, chai lọ thủy tinh sẽ không được phân loại vào rác thải gia đình nên bạn cần mang chúng ra các điểm tập kết chung.

Thùng màu nâu: Các loại rác hữu cơ có thể tự phân hủy

Các rác thải hữu cơ đặc trưng tự phân hủy và có thể dùng làm phân bón hóa học hoặc sản xuất năng lượng. Đây là rác thải khá “quý giá” nên bạn cần phân loại cho đúng. Rác thải hữu cơ bao gồm:

  • Rác thải từ bếp: hoa quả, rau củ, bã café, bã trà…
  • Cây trồng đã chết: cây trang trí trong nhà, cây gia vị…

Lưu ý đặc biệt là dầu ăn thừa sẽ không được bỏ vào thùng rác này vì dầu ăn không thể tự phân hủy mà thậm chí còn gây cản trở cho quá trình phân hủy tự nhiên của các loại rác hữu cơ khác. Với dầu ăn, bạn buộc phải phân loại vào thùng rác màu đen.

>> Xử lý dầu ăn thừa – Những cách tuyệt đối không được phép làm ở Đức

Thùng màu xanh nước biển:Giấy bìa hay vỏ thùng carton thuộc 

Những giấy bìa, carton cũ như vậy sẽ được tái chế theo quy trình riêng và thường được sử dụng lại làm giấy in hoặc hộp carton mới:

  • Giấy báo, tạp chí cũ, sách vở cũ…
  • Bìa, thùng carton…
  • Giấy ăn, giấy lau mặt, vỏ hộp pizza, giấy nến,…

Những vật liệu làm bằng giấy bị dính các chất dầu mỡ, hóa chất (trừ mực in)… thì sẽ không được phân loại tại thùng màu xanh nước biển.

Thùng màu đen: Rác thải tổng hợp

Tất cả các loại rác thải không được phân loại ở trên hầu hết sẽ được bỏ vào thùng màu xám hoặc đen:

  • Đồ gốm sứ, gương, mảnh thủy tinh vụn
  • Đầu lọc thuốc lá
  • Quần áo vải, đồ dùng bằng vải, da, giẻ rửa bát
  • Cát đi vệ sinh của mèo (loại không phải bio/ không cho đc vào wc)
  • Giấy có ngấm dầu ăn
  • Tã bỉm, băng vệ sinh, tampon, bông tẩy trang, bông

Ở một vài nơi, quy định về phân loại rác thải tương đối đơn giản hơn, ví dụ chỉ có 2 thùng là vàng (rác tái chế) và đen (tổng hợp). Lúc này bạn có chỉ cần phân loại những rác thải có thể được tái chế vào thùng màu vàng, còn lại hầu hết sẽ được phân loại về thùng rác màu đen.

phân loại rác thải tại Đức

2. Cách xử lý các rác thải khác

Pin và đồ điện tử

Với pin và đồ điện tử bạn tuyệt đối không được vứt bừa bãi, vì sẽ nguy hại cho môi trường và bạn có thể bị phạt rất nặng. Phân loại rác thải tại Đức như pin và đồ điện tử đều sẽ có các điểm thu gom tập kết riêng.

Đối với pin nhỏ,  bạn sẽ thường tìm thấy thùng các điểm tập kết các chuỗi siêu thị lớn như DM hay Rossmann. Đối với các đồ điện tử lớn như TV, tủ lạnh. máy giặt…bạn có thể hỏi trực tiếp các chuỗi của hàng Saturn hoặc Media Markt. Hầu hết họ sẽ chịu trách nhiệm cho việc xử lý rác điện tử. Nếu bạn ở quá xa các chuỗi siêu thị trên, hãy search Google với từ khóa “Entsorgung”, bạn sẽ thấy điểm xử lý gần nhất tại khu phố nhà bạn.

Rác thải gia đình cồng kềnh

Những đồ vật to quá lớn, không thể bỏ vào thùng rác như nệm, ghế sofa, tủ quần áo… thì thường sẽ có các điểm tập kết ở ngoại ô. Nếu bạn không có phương tiện vận chuyển, hãy gọi cho bên phân loại rác thải để đặt lịch hẹn để họ hỗ trợ chở đồ đi. Chi phí vận chuyển sẽ được quy định tùy từng thành phố nhưng hầu hết là miễn phí. Tuy nhiên, nếu đồ còn mới hay có thể sử dụng được thì bạn có thể bán lại chúng qua Ebay, Facebook marketplace hay đơn giản hơn là“give away”bằng cách để chúng trước cửa nhà. Bạn sẽ ngạc nhiên vì có rất nhiều người cần chúng.

Cây thông Noel

Nếu bạn cần xử lý một cây thông đã mua vào lễ Giáng sinh trước đó thì hãy đặt cây thông trước cửa nhà đúng lịch thu gom cây thông Noel của thành phố. Nếu không thì bạn có thể tặng cây thông cho các trang trại gần nơi bạn sống vì một số loài động vật như ngựa hay lạc đà rất thích gặm lá thông.

>> Người Đức đón Noel như thế nào?

3. “Kiếm tiền” từ rác thải? Bạn có thể!

Có một điều khá thú vị ở Đức là bạn có thể kiếm tiền từ rác thải. Với các vỏ chai có tem “Pfand‘‘, bạn đừng vội vứt đi nhé. Bạn hãy gom chúng lại và đổi ở hệ thống đổi Pfand dễ tìm thấy tất cả các siêu thị tại Đức như Netto, Aldi, Kaufland… Với mỗi vỏ chai như vậy, bạn có thể nhận lại được từ 8 – 25 cent qua hình thức coupon. Đưa vỏ chai vào máy, bạn sẽ nhận được coupon tương ứng và sẽ dùng để mua đồ ngay tại siêu thị. 

Hoặc nếu bạn có quá nhiều quần áo cũ, bạn có thể quyên góp từ thiện hoặc mang tới các điểm tập kết quần áo cũ gần nơi bạn sống. Tuy nhiên, nếu quần áo thuộc các hãng Zara, HM… bạn hoàn toàn có thể mang tới cửa hàng và nhận được coupon giảm giá từ 10 – 15%.

>> 5 lưu ý khi giao tiếp với người Đức du học sinh cần biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!