Những luật điều dưỡng ở Đức du học sinh phải học 2021

điều luật du học sinh nghề điều dưỡng ở Đức
Rate this post

Nước Đức có một hệ thống luật pháp quy củ cho mọi lĩnh vực nên ngành nghề điều dưỡng không là ngoại lệ. Dưới đây là thông tin sơ lược về một số điều luật quan trọng mà du học sinh Đức nghề điều dưỡng sẽ được học trong chương trình đào tạo tại Đức.

>> 7 quyền lợi khi làm điều dưỡng viên ở Đức bạn cần biết

Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (DSGVO: Datenschutz-Grundverordnung)

Học luật điều dưỡng ở Đức cần phải biết về quy định chung của bảo vệ dữ liệu. Là một điều dưỡng viên ở Đức, bạn sẽ phải thu thập và xử lý nhiều thông tin của bệnh nhân như thông tin cá nhân, bệnh án hay phương hướng điều trị. Đây đều là những thông tin quan trọng có yêu cầu bảo mật cao nên các điều dưỡng viên tương lai phải nắm kỹ quy định lưu trữ và xử lý. Nội dung những quy dịnh chung về bảo vệ dữ liệu (DSGVO) mà bạn được học sẽ liên quan tới:

  • Bảo vệ và sử dụng dữ liệu (Daten schützen und nutzen)
  • Xử lý dữ liệu cá nhân: Quá trình nhập dữ liệu và những giấy tờ liên quan
  • Xử lý dữ liệu điện tử (Datenschutz in der EDV): cách thức bảo mật dữ liệu trên thiết bị điện tử
  • Quyền truy cập vào hồ sơ bệnh nhân (Akteneinsicht)

luật điều dưỡng ở Đức bao gồm luật về quản lý dữ liệu

Luật bảo hộ lao động (Arbeitsschutzgesetz – ArbSchG)

Luật bảo hộ lao động quy định các nghĩa vụ cơ bản về sức khỏe dành cho người lao động và nhà tuyển dụng thuộc mọi lĩnh vực. Luật bảo hộ lao động sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi sau:

  • Người quản lý có thể tự ý sắp xếp giờ làm của tôi mà không cần hỏi ý kiến trước không?
  • Sếp của viện điều dưỡng có thể huỷ bỏ kỳ nghỉ phép tôi đã đăng ký không?
  • Thời gian làm việc trong một ngày của điều dưỡng viên tối đa bao nhiêu tiếng?
  • Thời gian tối đa tôi có thể làm việc mỗi tuần là bao nhiêu?
  • Tôi có phải thực hiện mọi hoạt động được giao không?
  • Sau khi nghỉ việc thì tôi có quyền gì?

Luật Bảo vệ thai sản (Mutterschutzgesetz – MuSchG)

Bạn phải học luật Bảo vệ thai sản để đảm bảo sức khỏe cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú trong quá trình lao động. Mutterschutzgesetz áp dụng cho tất cả các bà mẹ (tương lai) đang đi làm, tức là gồm những người làm nội trợ, giúp việc hay làm bán thời gian, thực tập sinh nữ và trong một số điều kiện nhất định có cả học sinh và sinh viên nữ.

Luật Bảo vệ Lao động Thanh niên (Jugendarbeitsschutzgesetz- JArbSchG)

Luật Bảo vệ Lao động Thanh niên nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em và thanh niên khi tham gia thực tập, làm công việc bán thời gian hoặc trong các nghỉ lễ để kiếm tiền tiêu vặt hoặc trải nghiệm thế giới công việc. Luật Bảo vệ Lao động Thanh niên áp dụng cho những người trẻ từ 15 tuổi đến 18 tuổi. Với những điều dưỡng viên tương lai làm việc trong mảng chăm sóc Nhi khoa thì đây là một trong những điều luật điều dưỡng ở Đức quan trọng nhất.

Luật về thiết bị y tế (Medizinproduktegesetz – MPG)

 

Bạn cần học luật này để đảm bảo tính an toàn, phù hợp và hiệu quả của thiết bị y tế cho sức khỏe của bệnh nhân và người sử dụng. Luật Thiết bị Y tế quy định các yêu cầu cụ thể trong việc phân phối, bảo trì và sử dụng thiết bị y tế ở nước Đức nói riêng và Châu Âu nói chung. Hàng năm các điều dưỡng viên chuyên nghiệp sẽ dựa vào các quy định trong luật về thiết bị y tế để kiểm tra và bảo trì các dụng cụ y tế.

Luật Bảo vệ chống lây nhiễm (Infektionsschutzgesetz – IfSG)

Luật Bảo vệ chống lây nhiễm (IfSG) sẽ cung cấp cho bạn các quy định phòng chống các bệnh nguy hiểm hoặc truyền nhiễm ở người với sự hợp tác của bộ máy chính quyền cả nước cũng như đội ngũ y bác sĩ, bệnh viện, tổ chức khoa học và các bên liên quan. Bạn sẽ biết cách để phát hiện nhiễm trùng ở giai đoạn sớm để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm lây lan ra cộng đồng. Luật này còn góp phần bảo vệ các điều dưỡng viên khỏi nguy cơ lây nhiễm bệnh thông qua các quy định bảo hộ khi tiếp xúc với bệnh nhân trong công việc.

Nguyên lý cảnh báo nguy hiểm và cách phòng ngừa

Nguyên lý cảnh báo nguy hiểm và cách phòng ngừa (H- und P-Sätze)

Liên hợp quốc đã quy định một hệ thống phân loại hóa chất trên phạm vi toàn cầu (GHS) theo một tiêu chuẩn duy nhất. Trong luật điều dưỡng ở Đức, cụm từ H và P (“Thông tin nguy hiểm và an toàn”) là các ghi chú an toàn ngắn gọn cho các chất độc hại được sử dụng trong khuôn khổ của GHS. Các cụm từ H và P có vai trò tương tự như các cụm từ R và S được sử dụng trong ghi nhãn EU trước đây. Trong đó:

   – Nhãn H (Nguy cơ) là mối nguy hiểm phát sinh từ các chất hoặc chế phẩm hóa học

   – Nhãn P (Phòng ngừa) đưa ra các hướng dẫn an toàn khi xử lý hóa chất

Quyền của bệnh nhân (Patientenrechtegesetz)

Quyền của người bệnh (Patientenrechtegesetz) là một luật điều dưỡng ở Đức rất được chú trọng và được áp dụng giữa người bệnh và những công dân hỗ trợ họ trong điều trị. Quyền này gồm có: Quyền của bệnh nhân (Patientenrecht), Quyền điều trị (Behandlungsrecht) và Luật trách nhiệm pháp lý y tế (Athaftungsrecht). Các quyền này không chỉ áp dụng cho bác sĩ mà còn các vị trí điều trị khác như bác sĩ thay thế, y tá, điều dưỡng viên hoặc nhà trị liệu tâm lý. Các quyền của bệnh nhân bạn sẽ được học bao gồm:

  • Quyền kiểm tra các tài liệu điều trị
  • Quyền được thông tin và làm rõ
  • Quyền tự định đoạt, nghĩa là một biện pháp y tế chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý từ phía bệnh nhân

Tham khảo thêm:

> Những nội dung thực hành trong 3 năm đào tạo của điều dưỡng viên ở Đức

 > Học điều dưỡng ở Đức phải học những môn học gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!