[Học dự bị] – Kinh nghiệm học khối M tại STK Hamburg

M Kurs1
Rate this post

Đôi nét chung về Dự bị đại học và M – Kurs

Dự bị Đại học tại Đức được mở ra dành cho sinh viên nước ngoài hoặc những ai không có bằng tốt nghiệp phổ thông tại Đức, nhằm mục đích giúp sinh viên chuẩn bị những kiến thức cơ bản cho những năm Đại học sắp tới và trước đó là cho kì thi đầu ra dự bị Feststellungsprüfung – kỳ thi đánh giá chất lượng tương đương. Kỳ thi này được coi như là kì thi tốt nghiệp phổ thông (Fachabitur) cho người nước ngoài. Với bằng tốt nghiệp này, bạn có thể nộp hồ sơ để đăng ký vào các ngành liên quan đến khối Dự bị bạn đã học. 
 

M Kurs1
 

M-Kurs là khối Dự bị định hướng các ngành Y, sinh học và thường chỉ có sinh viên nào đỗ ĐH của những ngành liên quan mới nhận được giấy mời thi tuyển đầu vào cho ngành này. Tốt nghiệp M-Kurs bạn có cơ hội được đăng kí xét tuyển vào học các ngành như Y, Dược, Sinh học, Hóa học, Tâm lí học, Thể thao, Lâm-nông nghiệp, Nhân chủng học.
 

Sau đây mình muốn nói rõ hơn về việc học M-Kurs tại Studienkolleg Hamburg qua các mục:

1. Cơ cấu khoá học, Feststellungsprüfung

2. Phương pháp học và thi từ bản thân

3. Tận hưởng thời gian tươi đẹp & trau dồi kiến thức tại Studienkoleg


Nào, cùng tìm hiểu nhé!

 1. Cơ cấu khóa học, Feststellungsprüfung và cách tính điểm xét tuyển vào Uni

– Chưng trình học của M-Kurs gồm 4 môn:  Tiếng Đức (5 tiết/tuần, mỗi tiết 90 phút), toán (2-3 tiết/tuần), lý (3 tiết/tuần), hóa (4 tiết/tuần) và sinh (4 tiết/tuần). Trong đó, ở học kì 1, 2 môn hóa và sinh sẽ bao gồm cả những tiết học thực hành (1tiết/tuần, chia 2 nhóm thực hành xen kẽ hóa và sinh).

Hết học kì I, nếu bạn đỗ tất cả các môn (trên 4, theo thang điểm đức 6-1) hoặc có 1 môn 5 điểm nhưng các môn còn lại có ít nhất 1 môn từ điểm 2 trở lên kéo lại thì bạn đỗ học kì I và được học sang kì II. Kết thúc kì II là Feststellungsprüfung với 3 môn thi viết, 1 môn thi nói và 1 môn giữ nguyên điểm trên lớp (Vornote). Bạn được chọn hình thức thi của các môn theo cách như sau:

  • Môn tiếng Đức: bắt buộc thi viết cho tất cả các thí sinh, bao gồm 3 phần: nghe, đọc và viết.
  • Nhóm 1: Toán và Lý: bạn phải chọn 1 trong 2 môn này để thi viết.
  • Nhóm 2: Hóa và Sinh: bạn phải chọn 1 trong 2 môn này để thi viết.
  • 2 môn không được chọn thi viết trong nhóm 1 và 2, bạn phải chọn 1 môn thi nói và 1 môn lấy điểm Vornote.
—--> Ví dụ như combo sau: tiếng Đức, Toán, Hóa thi viết, Sinh thi nói và Lý lấy Vornote.
 ** Điểm của Feststellungsprüfung được tính như sau:
  • Các môn thi viết: trong điểm tổng kết môn 100% thì 49% là điểm Vornote của môn đấy là 51% là điểm thi viết của môn đó trong kì thi Feststellungsprüfung.
  • Môn thi nói: cũng giống như môn thi viết, 49% là điểm Vornote và 51% là điểm thi nói của môn đó trong kì thi Feststellungsprüfung.

Điều này có nghĩa là điểm thi trong Feststellungsprüfung có ý nghĩa quyết định đến điểm số cuối cùng hơn, đặc biệt là khi điểm tổng kết nằm chính giữa 2 bậc điểm, ví dụ: Vornote môn Sinh của bạn là 3, điểm thi Feststellungsprüfung của bạn là 2 thì điểm tổng kết của môn này sẽ là 2.

  • Môn lấy Vornote thì điểm Vornote trên lớp của bạn sẽ được giữ nguyên.

——--> Điểm tổng kết Feststellungsprüfung: được tính bằng trung bình cộng của điểm tổng kết của 5 môn trên. Ví dụ: Deutsch 3, Mathe 1, Physik 1, Chemie 1, Biologie 2 thì điểm tổng kết Feststellungsprüfung sẽ là 1,6

 

Tuy nhiên đây chưa phải là điểm cuối cùng được ghi trên bằng tốt nghiệp để mang đi xét tuyển vào ĐH, mà điểm trên bằng tốt nghiệp được tính bằng trung bình cộng của điểm Feststellungsprüfung và điểm Heimatnote (điểm tốt nghiệp PTTH tại Việt Nam được tính ra theo thang điểm của Đức, link tham khảo http://www.daadvn.org/vi/24431/).
 

M Kurs2
 2. Phưng pháp học và thi từ cá nhân

Theo như mình thấy kiến thức 3 môn toán lý hóa tại STK Hamburg thực chất chỉ là các kiến thức mà mình đã được học ở THPT tại Việt Nam, vì vậy cũng không quá khó để hiểu bài và làm được bài. Tuy nhiên cái mà bạn cần học là hiểu được các kiến thức từ tiếng Việt sang tiếng Đức. Tuy kiến thức không khó, nhưng để được điểm tối đa thì cũng không phải nghiễm nhiên mà có được. Để đạt điểm số tối đa cả trong các bài kiểm tra cũng như phần đánh giá sự phát biểu xây dựng bài trên lớp, bạn nên làm đầy đủ bài tập đã được giao về nhà, học lại bài tại nhà, ôn luyện theo các dạng bài mẫu mà giáo viên cho trong bài kiểm tra và trên lớp nên hăng hái xung phong phát biểu, mạnh dạn nói ra những ý kiến của mình. Chỉ cần thế là bạn đã có thể đạt điểm tuyệt đối.
 

Khác với 3 môn trên, môn Sinh tại STK Hamburg lại là những kiến thức mà mình chỉ được biết qua một cách rất qua loa tại THPT, ví dụ Enzym và nguyên tắc hoạt động của nó, các quá trình vận chuyển trao đổi chất trong tế bào,… Vậy nên học môn sinh không khỏi làm mình lúng túng, đặc biệt là môn học này lại mang tính chất ghi nhớ và học thuộc nhiều hơn các môn khác. Nhưng qua một vài buổi đầu cố gắng học và làm quen với nó thì môn sinh lại trở nên thú vị hơn và mình cảm thấy cách học và dạy sinh vật tại đây rất hay và sinh động. Bạn có thể học hiểu 1 cách rất logic qua các quy tắc của sinh học và rất dễ nhớ qua phương pháp dạy nhiều hình ảnh, video minh họa và các bài tập mang tính rất thực tế (ví dụ giải thích 1 hiện tượng hay phá các vụ án dưới vai trò của một Mediziner bằng các kiến thức đã được học). Với môn sinh học thì để đạt điểm tốt trong các bài kiểm tra thì không có cách nào khác ngoài việc học hiểu bài và thuộc các thuật ngữ của môn đã đư ợc nêu trong bài học. Với phần thi Feststellungsprüfung thì khó hơn ở chỗ là bạn phải nắm được hết tất cả các kiến thức đã học trong năm, có nghĩa là phạm vi kiểm tra mở rộng ra rất nhiều chứkhông còn đơn thuần chỉ là từng chủ đề nhưtrong các bài kiểm tra định kì. Mình nghĩ mỗi người sẽ thích hợp với một cách học khác nhau, nhưng mình thấy có 1 cách khá hiệu quả mà mình đã áp dụng là trước hết tự học tất cả các chủ đề tại nhà rồi sau đấy mới học theo nhóm để ôn lại kiến thức bằng cách đặt câu hỏi cho nhau trả lời, học nhưvậy rất nhanh nhớ mà lại rất hiệu quả.
 

Môn cuối cùng là môn tiếng Đức. Mình thấy để đạt được điểm tốt (càng cao càng tốt theo khả năng) thì bạn cần phải chắc chắn là mình phải đạt điểm rất tốt trong các kĩ năng được coi là thế mạnh của mình. Ví dụ: nếu bạn giỏi ngữ pháp hoặc đọc hiểu thì bạn cần chú ý học để đảm bảo rằng chắc chắn bạn đạt được điểm 1 trong tất cả các bài kiểm tra Grammatik, vì điểm này sẽ kéo điểm của bạn lên rất nhiều. Sau đó là rèn luyện cải thiện điểm của các kĩ năng mà bạn vẫn còn yếu. Ví dụ: bạn còn kém phần nghe và thư ờng không đạt điểm cao trong phần này thì bạn nên luyện nghe nhiều hơn bằng các bài nghe gần cùng cấu trúc với bài kiểm tra hay bài thi cuối kì (ví dụ các bài nghe của TestDaF). Và 1 điều cần chú ý là môn tiếng Đức không thể chỉ học thời gian ngắn trước khi thi là bạn có thể đạt điểm tốt mà nó đòi hỏi bạn phải chú ý và trau dồi từng ngày bạn học tại Kolleg.

M Kurs3

3. Hưởng thụ thời gian tươi đẹp và trau dồi kiến thức tại Studienkolleg

Chỉ khi lên học Uni thì bạn mới có thể thấy được rằng quãng thời gian ở STK là quãng thời gian rảnh rỗi nhất và thoải mái nhất mà bạn có thể làm và tìm hiểu bất cứ thứ gì, tham gia bất cứ hoạt động nào mà bạn thích. Vì vậy mình khuyên bạn nên tận dụng cơ hội này để trở nên năng động hơn tạo đà cho những năm tiếp theo trên đại học, tránh cảm thấy tiếc như mình lúc này khi nghĩ về quãng thời gian tại STK, vì đã không tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa. Tại Hamburg bạn có rất nhiều lựa chọn thú vị để làm vào những lúc rảnh rỗi, ví dụ: cùng bạn bè tới các nơi giao lưu hội họp nhằm tìm hiểu thêm văn hóa các nước và làm chính bản thân trở nên vui vẻ hòa đồng hơn, hoặc bạn có thể tham gia các hoạt động của HSV Việt Nam tại Hamburg, cũng như đi các buổi international café của Piasta tổ chức, hay có thể làm tất cả những gì theo sở thích của mình như chơi thể thao,… tìm hiểu và trau dồi kiến thức và kĩ năng cần thiết để chuẩn bị thật tốt cho những năm học đại học của mình… Nói chung việc học tại STK sẽ không bao giờ chiếm hết quỹ thời gian của bạn, vì vậy hãy làm những gì thật bổ ích để lưu giữu lại khoảng thời gian đẹp đẽ này.
 

Mình mong rằng bài viết trên có thể giúp ích cho các bạn phần nào trong vấn đề định hình và học tập tại Studienkolleg, chúc các bạn có 1 khoảng thời gian học dựbị đại học thật vui vẻ và thành công!

~~~ Linh Kem Mít~~~

M Kurs4


Giới thiệu về tác giả: 
VũTrần Phương Linh

– Sinh năm 1995 tại Hải Phòng

– Cựu học sinh chuyên Hoá trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng

– Cựu sinh viên Đại học Dược Hà Nội

– Tốt nghiệp Studienkolleg Hamburg khối M

– Hiện là sinh viên ngành Y tại Uni Hamburg 

Bài viết thuộc bản quyền của Công ty VICAT. Vui lòng dẫn nguồn khi chia sẻ bài viết. Xin cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!