Học xong cấp 3 thì nên du học nghề hay xuất khẩu lao động?

2 2
Rate this post

Sau khi tốt nghiệp THPT, đại học không phải con đường duy nhất để bạn vào đời mà có thể cân nhắc lựa chọn các hướng đi khác như xuất khẩu lao động hay du học nghề. Nếu bạn vẫn nghĩ xuất khẩu lao động và du học nghề giống nhau thì VICAT sẽ giúp bạn phân biệt hai khái niệm này qua 5 tiêu chí chính trong bài viết dưới đây, từ đó bạn có thể quyết định con đường nào phù hợp với mình nhất. 

>> Muốn xuất khẩu lao động sang Đức thì phải làm sao?


Tiêu chí 1: Mục tiêu chính

Xuất khẩu lao động đơn giản là hoạt động cung cấp nguồn nhân lực Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn. Với hình thức xuất khẩu lao động, mục tiêu chính của chương trình là đi làm kiếm tiền và tăng thêm thu nhập. Với đối tượng tốt nghiệp THPT chưa có bằng cấp chuyên môn thì bạn sẽ thuộc nhóm đối tượng lao động phổ thông.

Trong khi đó, du học nghề là một hình thức đào tạo chuyên sâu về ngành nghề tùy chọn. Ngoài học lý thuyết, bạn còn được tham gia thực hành nghề trong chương trình học. Khi hoàn thành khóa học, bạn không những có kiến thức chuyên môn mà còn có kinh nghiệm làm việc thực tế trong môi trường làm việc quốc tế.

>> Tại sao nên du học nghề điều dưỡng ở Đức thay vì ở Việt Nam?


Tiêu chí 2: Chi phí đầu tư

Hiện nay, lao động Việt Nam thường lựa chọn đi xuất khẩu lao động tại các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hay Đức. Tùy thời hạn hợp đồng xuất khẩu lao động dài hay ngắn (1 năm hay 3 năm) mà chi phí sẽ thay đổi nhưng thường dao động từ khoảng 70 đến 150 triệu đồng.

Với lựa chọn du học nghề, tổng chi phí sẽ cao hơn đi xuất khẩu lao động. Để có thể du học nghề bạn thường tốn ít nhất từ 150 đến 250 triệu đồng tùy quốc gia. Tuy nhiên, nếu bạn chọn chương trình học nghề tại CHLB Đức thì sẽ được miễn học phí trong suốt thời gian học tập. Bên cạnh đó, việc đi làm thêm hay thực tập tại các đơn vị còn giúp bạn có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Với ngành thiếu nhân lực ở Đức như điều dưỡng thì bạn còn nhận được trợ cấp học nghề từ chính phủ. Đây là cơ hội tốt giúp bạn không chỉ được đào tạo trình độ chuyên môn mà còn tự chủ về tài chính ngay trong lúc còn đi học.

>> Chi phí du học Đức ngành điều dưỡng năm 2021

du hoc nghe tai uc 2017 1 1

Tiêu chí 3: Bằng cấp

Với lựa chọn Xuất khẩu lao động ngay sau khi tốt nghiệp THPT, khi hợp đồng làm việc kết thúc thì bạn không có gì trong tay ngoài một khoản tiền tiết kiệm. Việc không có bằng cấp khiến bạn khi trở về nước không biết làm gì và nên bắt đầu từ đâu.

Ngược lại, khi lựa chọn du học nghề sẽ được nhận bằng cấp được quốc tế công nhận để phát triển sự nghiệp sau này. Chẳng hạn như nếu bạn chọn du học Đức nghề điều dưỡng thông qua VICAT thì sau tốt nghiệp sẽ được nhận bằng điều dưỡng chính quy. Với tấm bằng này, bạn không chỉ có thể làm nghề ở Đức mà bất kỳ quốc gia nào khác.

>> Phân biệt du học Đức hệ đại học và học nghề

 

Tiêu chí 4: Cơ hội thăng tiến

Nếu chọn con đường xuất khẩu lao động thì cơ hội thăng tiến của bạn trong tương lai gần như bằng không vì chỉ là lao động phổ thông làm các công việc chân tay. Để được cất nhắc lên vị trí quản lý, bạn cần có bằng cấp hoặc kiến thức chuyên môn đặc biệt.

Với lựa chọn du học nghề, sau khi hoàn thành khóa học bạn có thể xin làm việc tại bất kỳ đơn vị hoặc tổ chức nào. Vì có kiến thức chuyên môn nên bạn hoàn toàn có cơ hội thăng tiến trong công việc. Nếu bạn mong muốn học cao lên hệ đại học để đủ điều kiện đảm nhiệm vị trí quản lý thì vẫn được.

untitled 39 1 scaled

Tiêu chí 5: Cơ hội định cư

Sau khi hợp đồng xuất khẩu lao động kết thúc, bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trở về nước. Vì bạn thuộc nhóm lao động phổ thông nên chính phủ các nước hiếm khi ưu tiên để bạn được định cư để đóng góp cho xã hội của họ.

Khi bạn chọn du học nghề, con đường định cư của bạn rộng mở hơn vì bạn vừa có bằng cấp vừa có chuyên môn cao. Ví dụ như nếu bạn chọn du học nghề điều dưỡng ở Đức thì chỉ cần sống ở Đức 6 năm, có mức thu nhập đủ sống và giao tiếp tiếng Đức lưu loát là đã đạt yêu cầu định cư. Chính phủ Đức thậm chí còn không yêu cầu bạn kết hôn với người bản địa như một số quốc gia để có thể định cư.

>> 4 lợi thế khi trở thành công dân Đức bạn chưa biết

 

Tổng kết

Tiêu chí

Xuất khẩu lao động

Du học nghề

Mục đích chính Đi làm Vừa học vừa làm
Chi phí đầu tư Tùy thuộc vào thời hạn hợp đồng Tùy thuộc vào từng quốc gia
Bằng cấp Không
Cơ hội thăng tiến Không
Cơ hội định cư Không

 

Qua bài viết cũng như bảng tổng kết phía trên, nếu bạn nhận thấy du học nghề phù hợp với mình và muốn được biết thêm thông tin về chương trình du học nghề điều dưỡng tại CHLB Đức ở VICTA thì hãy liên hệ qua số điện thoại 0971 34 11 99 hoặc fanpage  VICAT – Du học nghề điều dưỡng CHLB Đức để đặt lịch hẹn tư vấn miễn phí ngay hôm nay.

 

One thought on “Học xong cấp 3 thì nên du học nghề hay xuất khẩu lao động?

  1. Pingback: Cẩm nang chuẩn bị hành lý du học Đức từ A đến Z |Tám chuyện hành trình du học nghề điều dưỡng Hà Thu | Phú Mạnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo
097 134 1199