Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao nước Đức không những sở hữu nền chính trị ổn định mà còn có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới? Là một nước thua cuộc trong Thế chiến thứ 2 và chịu nhiều tổn thất nặng nề nhưng thật diệu kỳ khi chỉ sau hơn 60 năm nước Đức đã vươn lên trở thành trụ cột kinh tế cho cả Châu Âu. Sự vững mạnh này không ít thì nhiều cũng đến từ những đức tính và thói quen tốt của người Đức qua bao thế hệ mà bất kỳ ai cũng nên học hỏi.
1. Không có khái niệm “giờ cao su”
Sự đúng giờ không chỉ đơn giản là thói quen mà còn là phong cách sống và văn hoá của người Đức. Nếu bạn có hẹn lúc 8h sáng có nghĩa là bạn phải có mặt ở đó lúc 7h55 để có thời gian chuẩn bị mọi thứ và kế hoạch sẽ được triển khai đúng giờ. Điều này cũng tương tự như khi đi học khi không có bất kỳ giáo sư hay thầy cô nào yêu cầu bạn ở lại ngồi nghe thêm 5 hay 10 phút.
Dù có giảng bài hăng say đến đâu thì cứ đúng giờ là bạn sẽ được “thả” ra khỏi lớp. Đối với người Đức, thời gian chính là một loại tài sản mà không ai được phép chiếm dụng một cách vô lý.
2. Ý thức nghiêm túc trong việc bảo vệ môi trường
Từ những năm 1970 tới nay, nước Đức đã và đang đi đầu trong các chiến dịch bảo vệ môi trường để thay đổi nhận thức của nhà sản xuất và người tiêu dùng sinh sống tại nước Đức. Ở Đức thậm chí còn có một Đảng Xanh (Die Grüne) luôn đấu tranh đẩy mạnh các chính sách thân thiện với môi trường.
Chẳng hạn việc phân loại rác được quy định rõ ràng và người Đức nào cũng thực hiện vô cùng nghiêm chỉnh. Bạn có thể bắt gặp những chiếc thùng rác nhiều màu sắc này ở khắp nơi tại Đức để giúp người dân phân loại rác tốt hơn. Một minh họa khác là với cương vị của một nước có ngành công nghiệp xe hơi hàng đầu thế giới với nhiều thương hiệu nổi tiếng như Porsche, BMW, Mercedes nhưng thực tế người Đức lại chuộng sử dụng các hệ thống phương tiện công cộng thân thiện với môi trường như xe buýt và tàu điện ngầm S-Bahn hay U-Bahn.
Ý thức bảo vệ môi trường của người Đức còn được thể hiện qua việc tái chế với văn hoá buôn bán đồ cũ rất được yêu thích. Cứ đến cuối tuần là rất nhiều những khu chợ “giời” – Flohmarkt lại được mở ra ở khắp mọi nơi để trao đổi, buôn bán quần áo, giày dép, túi xách, đồ chơi trẻ em, những vật dụng nhà bếp của người dân ở các khu phố. Nếu có cơ hội được tham gia vào một buổi mua bán đồ cũ, bạn hoàn toàn có thể mặc cả (trả giá) nhiệt tình.
3. Không tham của rơi
4. Tư duy phản biện
Trong khi những đứa trẻ ở Việt Nam luôn được chỉ dạy phải biết “kính trên nhường dưới” hoặc phải giữ hoà khí với mọi người xung quanh thì ở Đức hoàn toàn ngược lại khi trẻ em Đức luôn được dạy cách phản biện thế nào cho phù hợp. Chúng được học cách nói lên suy nghĩ của mình một cách chân thành với những người xung quanh.
Sự thẳng thắn này có thể thấy rõ khi bạn làm việc trong môi trường có nhiều đồng nghiệp người Đức khi họ sẵn sàng nhận xét và đưa ra lời phê bình một cách thẳng thắn về công việc bạn đang làm. Khi bị phê bình thì chắc hẳn chẳng ai vui sướng cả nhưng nhìn từ một góc độ nhất định thì đó chính là cơ hội giúp bạn cải thiện hiệu quả công việc.