Kể từ ngày 2 tháng 3 năm 2020, chính phủ Đức đã ban hành chính sách nhập cư mới (German Skilled Immigration Act/ Deutsche Einwanderungsgesetz) có lợi cho nhóm lao động đến từ các quốc gia không nằm trong liên minh Châu Âu, trong đó có Việt Nam. Nếu bạn có mong muốn sang Đức làm việc để tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp và nâng cao thu nhập thì hãy tham khảo bài viết này để nắm những thông tin quan trọng cũng như các lộ trình xuất khẩu lao động phù hợp với khả năng của mình.
Một số điểm cần chú ý về chính sách lao động mới của Đức
- Trước kia người lao động nước ngoài phải có bằng đại học thì mới được phép ở lại Đức làm việc một cách hợp pháp nhưng từ nay chỉ cần có chứng chỉ nghề với thời gian đào tạo ít nhất 2 năm thì đã được xem là hợp lệ để tìm việc ở Đức. Dù là bằng đại học hay bằng nghề thì vẫn phải được cơ quan được ủy quyền ở Đức xét duyệt thì mới được xem là hợp lệ.
- Người lao động phải nhận được lời mời làm việc của nhà tuyển dụng đóng đô tại Đức thì mới được cấp thị thực làm việc hợp pháp.
- Bộ Lao động Đức không còn áp dụng chính sách ưu tiên tuyển dụng cư dân Đức hoặc các nước thuộc khối Châu Âu như trước mà người lao động đến từ những nước ngoài Châu Âu sẽ nhận được sự công bằng tuyệt đối trong tuyển dụng từ nay về sau.
- Người lao động được phép làm những công việc khác có liên quan ít nhiều đến ngành học chứ không nhất thiết phải đúng tuyệt đối lĩnh vực đã theo học trước đó.
- Người lao động ngoài khối Châu Âu sở hữu bằng cấp hợp lệ có thể tham gia chương trình thị thực Germany Jobseeker Visa để đến Đức trong vòng 6 tháng tìm việc với điều kiện phải có đủ tài chính cho quá trình sinh hoạt ở Đức cũng như ít nhất đạt trình độ tiếng B1. Hình thức thị thực này cho phép người lao động làm việc tối đa là 10 giờ mỗi tuần nhằm đảm bảo ứng viên lẫn người tuyển dụng có đủ thời gian xác định mức độ phù hợp trong công việc. Sau khi trúng tuyển, người lao động cần phải nộp hồ sơ xin giấy phép cư trú để tiếp tục ở lại làm việc hợp pháp.
- Nếu bằng cấp của người lao động nước ngoài chưa đạt đủ điều kiện yêu cầu của chính phủ Đức thì vẫn được phép tham dự một khóa học chuẩn hóa tại Đức để có thể làm việc hợp pháp.
- Tương tự, nếu trình độ tiếng Đức vẫn chưa đủ chuẩn để làm việc thì người lao động vẫn được phép sang Đức rèn luyện thêm nhưng ít nhất phải đạt trình độ A2.
Ba hướng “xuất khẩu lao động” sang Đức dành cho bạn
Dựa trên những lưu ý trên, bạn có thể phần nào thấy chính phủ Đức khá đặt nặng vấn đề bằng cấp nên dù chọn hình thức nào thì bạn vẫn phải sở hữu tấm bằng hợp lệ thì mới được phép làm việc ở Đức. Tùy thuộc vào định hướng và năng lực bản thân mà bạn có thể cân nhắc chọn một trong ba hướng như sau để thực hiện ước mơ xuất khẩu lao động sang Đức.
1. Du học hệ Cử nhân ở Đức để lấy bằng đại học do chính phủ Đức cấp
2. Học đại học hoặc cao đẳng ở Việt Nam rồi sau đó tham gia một khóa học chuyển đổi bằng ở Đức
3. Không học đại học hoặc cao đẳng ở Việt Nam mà trực tiếp sang Đức học nghề
Nên chọn lĩnh vực nào để làm việc ở Đức?
Nếu bạn muốn biết thêm về các cơ hội làm việc ở Đức trong ngành điều dưỡng thì đừng ngần ngại liên hệ với VICAT để được tư vấn cặn kẽ về hai chương trình học nghề ở Đức hiện nay gồm hệ 3 năm dành cho người chưa có bằng điều dưỡng và hệ 1 năm (chuyển đổi bằng nghề điều dưỡng Đức) dành cho những bạn đã học ngành điều dưỡng ở Việt Nam. Trong đó hệ 1 năm cho phép bạn ký hợp đồng làm việc và đi làm ngay nên có thể xem là phương án “xuất khẩu lao động” sang Đức hoàn hảo.
Cho mình hỏi sang Đức lao động thì có quy định độ tuổi không ạ.
Chào Trâm, với 2 chương trình đưa nhân lực Việt Nam sang Đức làm điều dưỡng viên mà VICAT triển khai thì có quy định về độ tuổi bạn nhé:
– Chương trình Du học nghề điều dưỡng hệ 3 năm dành cho các bạn tốt nghiệp THPT yêu cầu độ tuổi từ 18 – 28
– Chương trình Chuyển đổi bằng điều dưỡng Đức hệ 1 năm dành cho các bạn tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học điều dưỡng yêu cầu độ tuổi từ 18 – 32
Nếu có thắc mắc cần được giải đáp, Trâm có thể liên hệ số Hotline 097.134.1199 đế được hỗ trợ nhanh nhất nhé
–