Phân biệt “Y tá”, “Điều dưỡng” và “Trợ lý điều dưỡng” ở Việt Nam và Đức

untitled 51
Rate this post

“Y tá” và “điều dưỡng” là hai chức danh trong mảng chăm sóc sức khoẻ thường xuyên bị mọi người nhầm lẫn, chẳng hạn như một số người nghĩ rằng “điều dưỡng” là tên gọi mới thay cho “y tá” nhưng thực tế là hai tên gọi này vẫn có một số khác biệt nhất định. Đặc biệt là ở Đức còn có thêm chức vụ “trợ lý điều dưỡng” sẽ khiến không ít người cảm thấy hoang mang. Bài viết này sẽ góp phần giúp bạn phần nào phân biệt được 3 khái niệm trên.

Ở Việt Nam có y tá và điều dưỡng

Trước năm 1990 ở Việt Nam, ngành y tá có thời gian đào tạo trong khoảng từ 9 đến 18 tháng. Sau khi tốt nghiệp, nhiệm vụ chủ yếu của y tá là giúp việc cho các y bác sĩ trong công tác điều trị và chăm sóc bệnh nhân một cách thụ động.

Xã hội ngày càng phát triển nên yêu cầu về công việc của y tá cũng ngày càng nhiều hơn nên không còn đơn thuần làm theo những chỉ định được giao mà thực sự trở thành một đối tác quan trọng làm việc cùng với bác sĩ trong suốt quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân.

piqsels.com id zbgylVì lẽ đó nên từ năm 1990, Bộ Y tế đã đổi tên ngành từ Y tá thành Điều dưỡng để phù hợp hơn với tính chất và đặc thù công việc của nghề. Hiện nay ngành điều dưỡng ở Việt Nam có thời gian đào tạo từ 3 đến 4 năm, tùy thuộc từng cấp bậc là Cao đẳng, Đại học hay Thạc sĩ.

Nhiệm vụ của điều dưỡng hiện không chỉ làm theo các y lệnh của bác sĩ mà còn phải có nhiều kỹ năng mềm cũng như hiểu biết trong nhiều lĩnh vực như xã hội, tâm lý, giao tiếp,… để vận dụng hiệu quả trong quá trình chăm sóc người bệnh.

Ở Đức có điều dưỡng và trợ lý điều dưỡng

Bắt đầu từ năm 2020, nước Đức đã bắt đầu áp dụng chương trình học mới cho ngành điều dưỡng. Cụ thể thì trong đó không còn phân chia thành 3 ngành đào tạo điều dưỡng gồm đa khoa, lão khoa và khoa nhi mà tất cả những ai tham gia khoá đào tạo nghề tại Đức đều có chức danh chung là Điều dưỡng viên (Pflegefachkraft) và thường được đặt lên bàn cân so sánh với thuật ngữ “trợ lý điều dưỡng” (Pflegehilfskraft / Pflegehelfer).

piqsels.com id sweigSự khác biệt lớn nhất giữa một trợ lý điều dưỡng và một điều dưỡng viên là khóa đào tạo đã từng học. Chương trình đào tạo một điều dưỡng viên kéo dài 3 năm trong khi trợ lí điều dưỡng chỉ cần mất từ 3 tháng đến 2 năm.

Đào tạo trợ lý điều dưỡng không thuộc chương trình nghề của nhà nước cho mục đích chăm sóc người già hoặc trẻ em mà các viện chủ yếu sẽ tự tuyển dụng thực tập sinh để đào tạo các kỹ năng cần thiết cho vị trí đó. Vì vậy trợ lý điều dưỡng không được phép thực hiện các công việc chăm sóc điều trị như điều dưỡng viên chính quy.

Một số tên gọi khác của điều dưỡng viên khi đi làm sẽ ứng với bộ phận họ làm việc như: Chuyên gia điều dưỡng (Pflegefachfrau), Điều dưỡng lão khoa (Altenpflegerin), Điều dưỡng trẻ em (Gesundheits- und Kinderkrankenpflegerin)

Muốn làm điều dưỡng viên ở Đức thì phải làm sao?

Do những đãi ngộ của nước Đức và nhu cầu về nhân lực từ nước ngoài nên hiện nay du học Đức ngành điều dưỡng đang là một hướng phát triển có nhiều tiềm năng và cơ hội sự nghiệp. Bạn có thể tìm đến các chương trình hợp tác lao động để sang Đức học nghề điều dưỡng như VICAT Education chẳng hạn. Hiện tại ở VICAT có 2 chương trình cho các bạn có nhu cầu du học Đức nghề điều dưỡng như sau:

    • Nếu chưa có kiến thức gì về điều dưỡng, các bạn học viên có thể tham gia khoá đào tạo nghề điều dưỡng tại Đức kéo dài trong 3 năm học và cung cấp kiến thức tổng quát cho tất cả các mảng điều dưỡng lão khoa, nhi khoa và bệnh viện (Ausbildung für Pflegefachkraft).
    • Với những bạn đã có bằng Cao đẳng hoặc Đại học chuyên ngành điều dưỡng ở Việt Nam thì có thể tham gia khoá Chuyển đổi bằng nghề điều dưỡng Đức trong vòng 6 tháng đến 1 năm do các bạn đã có sẵn những kiến thức chuyên ngành điều dưỡng và chỉ cần công nhận bằng nghề đó ở Đức (Anerkennung).

piqsels.com id fslblNếu các bạn quan tâm đến chương trình du học Đức nghề điều dưỡng này, hãy liên hệ trực tiếp số điện thoại 0971 34 11 99 hoặc inbox trực tiếp vào fanpage VICAT – Du học Điều dưỡng CHLB Đức ngay hôm nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!