Trong bối cảnh thiếu hụt nhân lực ngành chăm sóc sức khỏe đang ngày càng trầm trọng, tờ báo uy tín Böhme Zeitung (Đức) mới đây đã đăng bài viết với tiêu đề: “Fachkräfte aus Vietnam als einzige Chance” (Lao động có tay nghề từ Việt Nam là cơ hội duy nhất)
Stiftung Haus Zuflucht – một viện dưỡng lão danh tiếng tại Soltau, Đức – đã tin tưởng lựa chọn điều dưỡng viên Việt Nam để bổ sung vào đội ngũ nhân sự. Điều đặc biệt các nhân sự được lựa chọn đều là học viên đến từ chương trình “Chuyển đổi bằng điều dưỡng Đức” (GAVIC) do VICAT triển khai tại Việt Nam. Đây là một chương trình đào tạo chất lượng cao, giúp các điều dưỡng viên Việt Nam hội nhập nhanh chóng vào hệ thống y tế Đức.
Thế hệ thứ ba của học viên VICAT được vinh danh tại Đức
Norbert Dieckmann, Giám đốc điều hành của Stiftung Haus Zuflucht, đã đề cập đến thế hệ thứ ba khi nói về những nhân viên mới, những người sẽ sớm gia nhập đội ngũ nhân sự tại viện dưỡng lão của tổ chức. Những nhân viên này, bao gồm cả phụ nữ và nam giới đến từ Việt Nam, đã được đào tạo tại Hà Nội và đến Soltau để vừa làm việc vừa hoàn tất quá trình công nhận bằng cấp điều dưỡng viên trong khoảng thời gian chín tháng. Điều này giúp ông Dieckmann yên tâm nhìn về tương lai: “Chúng tôi ổn, chúng tôi có đủ nhân sự” ông nói.
Tuyên bố này của ông Dieckmann không phải là điều thường xuyên nghe thấy, đặc biệt trong bối cảnh thiếu hụt nhân lực điều dưỡng viên tại các bệnh viện và viện dưỡng lão. Ngược lại, Bộ Y tế Liên bang Đức đã cảnh báo rằng tình trạng thiếu hụt nhân lực trong ngành điều dưỡng đã kéo dài trong nhiều năm qua và sẽ trở nên nghiêm trọng hơn do sự thay đổi nhân khẩu học trong tương lai.
Lấp đầy khoảng trống khi thế hệ bùng nổ dân số nghỉ hưu
“Việc tuyển dụng có định hướng là cơ hội duy nhất của chúng tôi,” ông Dieckmann chia sẻ. Chỉ thông qua việc tuyển dụng có chiến lược, viện dưỡng lão mới có thể bù đắp được khoảng trống do sự nghỉ hưu của thế hệ baby boomer. Ban đầu, ông Dieckmann cũng thừa nhận rằng mình khá hoài nghi về mô hình này. Tuy nhiên, càng về sau, dự án càng đi vào ổn định và thành công.
Năm 2023, những nhân viên đầu tiên từ Việt Nam đã đến Đức, và năm ngoái lại có thêm một nhóm học viên nữa. Mỗi đợt, VICAT đưa từ bốn đến năm người sang Đức, và tổ chức Stiftung Haus Zuflucht đã hỗ trợ rất tốt trong giai đoạn đầu của các học viên mới.
Theo ông Dieckmann, việc tuyển dụng và đưa học viên sang Đức gần như không thể thực hiện được nếu thiếu sự hỗ trợ từ các công ty trung gian uy tín. Vì vậy, ông đã hợp tác với công ty Cmind Solution GmbH (Hamburg, Đức) – do bà Ohsieck Thị Vân Anh làm Giám đốc).
Cmind là đơn vị chuyên cung ứng nguồn nhân lực điều dưỡng chất lượng cao cho các cơ sở y tế tại Đức và đã được Bộ Y tế liên bang Đức cấp con dấu chất lượng RAL về việc tuyển dụng và bố trí nhân lực có tay nghề từ nước ngoài.
Hiện tại, Cmind đang kết hợp với công ty VICAT tại Việt Nam thực hiện dự án GAVIC – Chuyển đổi bằng điều dưỡng Đức, tài trợ 100% chi phí cho điều dưỡng viên Việt Nam sang Đức học tập và làm việc.

Hỗ trợ học viên trong giai đoạn đầu và quá trình hội nhập tại Đức
Những ứng viên xuất sắc nhất sẽ được lựa chọn thông qua phỏng vấn video để gia nhập đội ngũ nhân viên tại Stiftung Haus Zuflucht. “Đối với những người đến đây, đó không phải là điều dễ dàng; đây là công việc thực sự vất vả” ông Dieckmann nói về con đường trở thành điều dưỡng viên chính thức tại Đức.
Để giúp các học viên mới dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống tại Đức, vào năm ngoái, tổ chức đã mua một ngôi nhà ở Soltau để làm nơi ở tạm thời cho những người mới đến. Tại đây, các học viên có thể làm quen, trao đổi và ổn định cuộc sống. Sau một năm đầu tiên, họ sẽ đủ khả năng để chuyển sang sống trong căn hộ riêng.
“Tất cả các học viên đều muốn ở lại và tiếp tục gắn bó,” ông Dieckmann chia sẻ. Họ đang dần hòa nhập vào xã hội Đức, mặc dù cũng gặp phải một số khó khăn nhất định. Khi gặp vấn đề, tổ chức luôn cố gắng hỗ trợ hết mức để giúp họ vượt qua những thử thách đó.
Stiftung Haus Zuflucht, năm nay kỷ niệm 50 năm thành lập, hiện nay đã trở thành một “ngôi nhà đa văn hóa” với nhân viên đến từ tổng cộng 17 quốc gia. Tháng Tám năm nay, thế hệ thứ ba từ Việt Nam sẽ gia nhập
Giá trị của dự án GAVIC – Chuyển đổi bằng điều dưỡng Đức được khẳng định
Dự án GAVIC – Chuyển đổi bằng điều dưỡng Đức là cơ hội để các điều dưỡng viên Việt Nam xây dựng sự nghiệp quốc tế bền vững tại Đức. VICAT luôn đồng hành cùng các học viên, từ việc đào tạo tiếng Đức tại Việt Nam, hỗ trợ làm thủ tục nhập cư, cho đến giúp các học viên hòa nhập và hoàn tất quá trình công nhận bằng cấp điều dưỡng viên tại Đức trong khoảng 9 tháng.
VICAT – Cmind tự hào là đơn vị tiên phong trong việc xây dựng cầu nối Đức – Việt, mang lại cơ hội nghề nghiệp cho các điều dưỡng viên Việt Nam tại một trong những hệ thống y tế tiên tiến nhất thế giới.
- Phạm Bích Loan Trường Cao Đẳng Y Tế Hà Nội
- Phạm Thị Huyền Trang Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
- Nguyễn Thị Thúy Hiền Trường Đại học Y khoa Vinh
- Phan Thị Mơ Trường Cao Đẳng Y Tế Hà Tĩnh
- Đường Thị Phương Thảo Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ
- Lê Phương Thảo Trường Cao Đẳng Y Tế Hà Nội
- Nguyễn Thị Ngọc Ánh Trường Đại học Y khoa Vinh
Quý đối tác, phụ huynh, các em sinh viên và học sinh quan tâm đến chương trình học tiếng Đức và các chương trình du học điều dưỡng CHLB Đức vui lòng nhắn tin trực tiếp cho Fanpage: VICAT – Du học nghề điều dưỡng CHLB Đức hoặc liên hệ qua hotline:
📍 Tại Hà Nội: 097.134.1199 | 091.461.7091 | 086.899.8480
📍 Tại TP. Hồ Chí Minh: 086.932.7245