Thông tin từ chính phủ Đức về chương trình sang Đức làm điều dưỡng viên

image001 9837 1639562618
Rate this post

Thông tin chính thức và đầy đủ cho những điều dưỡng viên quốc tế có nhu cầu sống và làm việc tại Đức (2024)

Đường đến nước Đức

Bạn đã được đào tạo về chuyên môn của điều dưỡng viên và có ý định sang Đức làm việc? Bạn nhận được lời giới thiệu từ cơ quan nhà nước, trung tâm tư vấn, trường đào tạo ngoại ngữ,… Có mong muốn làm việc cho các nhà tuyển dụng tại Đức không? 

Trong bối cảnh ngành chăm sóc sức khỏe ở Đức đang khát nhân lực điều dưỡng từ nước ngoài thì đây là ý tưởng tốt. Tuy nhiên, di cư lao động quốc tế là một vấn đề phức tạp, vậy nên hãy tìm hiểu trước các điều kiện và rủi ro có thể xảy ra.

Dưới đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến vấn đề tuyển dụng điều dưỡng viên quốc tế mà bạn cần phải biết. 

1. Thông tin về lĩnh vực chuyên môn điều dưỡng

Điều dưỡng là một nghề không có sự thống nhất về cách làm việc trên toàn thế giới. Ngay cả trong hệ thống làm việc tại Đức cũng có những điểm khác biệt so với tiêu chuẩn quốc tế. Đây là thông tin quan trọng bạn cần phải biết. Nó không chỉ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm, công nhận bằng hay trong khi làm việc tại Đức mà còn có ý nghĩa ngay cả khi bạn không làm điều dưỡng viên nữa. Ở Đức, nhân viên điều dưỡng làm việc trong các cơ sở được tư nhân tổ chức, các cơ sở do nhà thờ tài trợ (Caritas, Diakonie, v.v.) hoặc trong các cơ sở công lập (ví dụ: bệnh viện đại học).

1.1 Nghề điều dưỡng là “nghề được quy định”

Nghề điều dưỡng là “nghề được quy định” ở Đức.

Điều đó nghĩa là gì?

“Ngành nghề được quy định” là những ngành nghề được nhà nước quy định rõ khung chương trình đào tạo. Ở liên bang Đức, các ngành nghề được quy định bởi chính phủ liên bang hoặc bởi nhà nước liên bang tương ứng.

Bất kỳ ai muốn làm việc trong những ngành nghề này ở Đức phải nộp đơn đăng ký nhập học chuyên nghiệp và cung cấp bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến trình độ, chứng tỏ bản thân đã được đào tạo. Bạn chỉ có thể làm việc như một điều dưỡng viên ở Đức khi bạn đã được chính phủ Đức cấp giấy phép hành nghề. Do đó, những người có bằng cấp được cấp bởi các quốc gia ngoài Đức cần phải trải qua quá trình thẩm định và được công nhận tại Đức. Khi đó, bạn mới được nhận giấy phép hành nghề tại Đức

Địa chỉ tìm kiếm thêm thông tin: 

– Thông tin thêm về chủ đề này có thể được tìm thấy ở đây: https://www.pflegeausbildung.net/

–  Trang web Perspektive Gesundheitswirtschaft của Mạng lưới IQ Berlin cung cấp thông tin tổng quan về ngành chăm sóc sức khỏe và thông báo cụ thể về yêu cầu trình độ và lĩnh vực làm việc:

http://www.kompetenzen-gesundheitsberufe.de/

1.2 Cơ hội giáo dục và đào tạo về nghề điều dưỡng ở Đức

Nếu bạn quyết định đến Đức để làm việc trong lĩnh vực chăm sóc, bạn có thể cũng quan tâm đến các cơ hội nghề nghiệp (tức là cơ hội đào tạo, giáo dục và đào tạo thêm cho lĩnh vực chuyên môn của bạn)

Cơ hội đào tạo

Điều dưỡng ở Đức thuộc hệ đào tạo nghề (thay vì đại học). Kể từ năm 2020, nhân viên điều dưỡng được đào tạo tổng quát với một chức danh duy nhất là Pflegefachfrau hoặc Pflegefachmann. Những kỹ năng tổng quát đó tạo điều kiện cho mọi điều dưỡng viên ở các nhóm tuổi khác nhau được làm việc trong các lĩnh vực chăm sóc khác nhau và về lâu dài, thay thế các chức danh y tá lão khoa hoặc y tế và y tá trẻ em trước đây.

Cơ hội học thêm để thăng tiến

Bất kỳ ai đang làm việc trong lĩnh vực điều dưỡng và muốn đảm nhận các nhiệm vụ mới hoặc nhiều trách nhiệm hơn đều có thể chọn trong số rất nhiều các khóa đào tạo tiếp theo để đạt được những mục tiêu này. Bạn có thể tìm thấy tổng quan về các ưu đãi tại đây.

Địa chỉ tìm kiếm thêm thông tin: 

Thông tin thêm về chủ đề này có thể được tìm thấy ở đây, ví dụ:

– Lời khuyên về giáo dục và đào tạo thêm từ BMBF:

https://www.der-weiterbildungsratgeber.de/

SĐT: +49 800/2017909

– Cơ hội được đào tạo thêm tại Cơ quan Việc làm Liên bang:

https://berufenet.arbeitsagentur.de/  

Thông tin từ chính phủ về vấn đề phân biệt đối xử tại nơi làm việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày:

https://www.antidiskriminierungsstelle.de/DE/startseite/startseite-node.html

1.3. Thông tin về thị trường lao động hiện tại của ngành điều dưỡng ở Đức

Tình hình thị trường lao động cho nghề điều dưỡng cũng như các cơ hội thị trường lao động theo khu vực hoặc đơn vị sử dụng lao động (bệnh viện, cơ sở chăm sóc dài hạn, trại cai nghiện …) đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn chỗ làm, khu vực làm việc mà bạn quan tâm tại Đức

Trong tương lai, nước Đức còn thiếu khoảng 50.000 lao động có tay nghề cao trong lĩnh vực y tế. Điều này đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều nhà tuyển dụng (bệnh viện, cơ sở chăm sóc) có mong muốn tuyển điều dưỡng viên có tay nghề cao từ nước ngoài

Địa chỉ tìm kiếm thêm thông tin

Thông tin về tình hình thị trường lao động trong lĩnh vực chăm sóc ở Đức trong mục thông tin tuyển dụng trực tuyến của Cơ quan Việc làm Liên bang: https://statistik.arbeitsagentur.de

1.4.  Nhiệm vụ và lĩnh vực công việc của điều dưỡng viên

Các điều dưỡng viên có thể làm việc tại các khoa khác nhau:

  • Điều dưỡng khoa tổng quát (Krankenpflege)
  • Điều dưỡng nhi khoa (Kinderkrankenpflege)
  • Điều dưỡng lão khoa (Altenpflege)
  • Khoa chăm sóc đặc biệt (Intensivpflege)
  • Phòng phẫu thuật (Operationssaal)

Những điều dưỡng viên làm việc tại các vị trí kể trên đều được phép thực hiên chăm sóc nội trú (tại phòng khám, viện dưỡng lão) và ngoại trú (Chăm sóc tại nhà) cho người bệnh.

Trong mọi giai đoạn, điều dưỡng viên đều đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Các nhiệm vụ chính bao gồm:

  • Quan sát độc lập, tư vấn, hỗ trợ và chăm sóc bệnh nhân
  • Tổng hợp, ghi chép có hệ thống và đánh giá các biện pháp chăm sóc
  • Thực hiện theo y lệnh của bác sĩ
  • Hỗ trợ các biện pháp y tế

Các hoạt động chăm sóc cơ bản (như: vệ sinh cá nhân, thiết kế thực đơn dinh dưỡng, hỗ trợ vận động, đảm bảo các biện pháp phòng ngừa, thúc đẩy tính tự lập và giao tiếp) cũng là một trong những công việc quan trọng của trợ lý điều dưỡng cũng như điều dưỡng viên.

Địa chỉ tìm kiếm thêm thông tin

– Thông tin khái quát về chuyên gia điều dưỡng từ Cơ quan Việc làm Liên bang

https://berufenet.arbeitsagentur.de/

– Thông tin về sức khỏe và y tá trẻ em tại Cơ quan Việc làm Liên bang

https://berufenet.arbeitsagentur.de/

– Tổng quan về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trong mạng Berlin IQ

http://www.kompetenzen-gesundheitsberufe.de/

1.5. Hiệp hội nghề nghiệp

Hiệp hội nghề nghiệp là một nhóm lợi ích tự do và độc lập có các thành viên là những doanh nghiệp cùng nghề hoặc những nghề có liên quan chặt chẽ với nhau. Thông qua việc cân bằng giữa quyền lợi của các doanh nghiệp sử dụng lao động và người lao động; hiệp hội sẽ nâng cao được hình ảnh của mình trước doanh nghiệp và công chúng.

Hiệp hội nghề nghiệp có nhiệm vụ đại diện cho quyền lợi của hội viên trong khi thực hiện công việc của ngành nghề đó (Cụ thể: Các phạm vi công việc, cách thức làm việc của ngành điều dưỡng, vai trò đối với kinh tế, xã hội). 

Nếu bạn đang tìm kiếm lời khuyên về các vấn đề pháp lý, bạn có thể tìm đến hiệp hội nghề nghiệp liên quan để được nhận trợ giúp

Địa chỉ tìm kiếm thêm thông tin

Ở Đức có một số lượng lớn các hiệp hội chuyên môn và chuyên gia trong lĩnh vực điều dưỡng. Bạn có thể tìm thấy những hiệp hội này tại đây:

– Hội đồng điều dưỡng Đức

https://deutscher-pflegerat.de/

– Hiệp hội nghề nghiệp của Đức về nghề điều dưỡng

https://www.dbfk.de/de/index.php

– Hiệp hội Điều dưỡng Chuyên ngành và Dịch vụ Chức năng của Đức e. V

https://www.dgf-online.de/

– Hiệp hội Chuyên gia Đức về Chăm sóc Người cao tuổi e.V.

http://www.dbva.de/

– Hiệp hội các chị em của Hội Chữ thập đỏ Đức e.V.

https://www.rotkreuzschwestern.de/

HUY06624

2. Thông tin về việc làm

Ở Đức, luật lao động rất phát triển. Thời giờ làm việc, thời giờ giải lao, số ngày nghỉ phép, quyền chấm dứt hợp đồng lao động và nhiều điểm khác đều được quy định trong hợp đồng lao động.

2.1 Quyền và nghĩa vụ của người lao động tại Đức

Hợp đồng lao động là cơ sở pháp lý cho quan hệ lao động. Hợp đồng xác định các quyền lợi của người lao động và nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với họ. Trước khi giao kết hợp đồng, bạn cần nắm chắc về các thông tin sau:

  • Tên của các bên giao kết hợp đồng (Bên A, bên B hay chính là bạn và công ty)
  • Thời điểm bắt đầu hợp đồng và thời hạn hợp đồng
  • Thông tin về thời gian thử việc (nếu có)
  • Địa điểm làm việc
  • Mô tả công việc của bạn (những công việc bạn sẽ phải làm) nếu có
  • Thông tin về lương
  • Thông tin về thời giờ làm việc (tổng số giờ làm việc mỗi tuần)
  • Thông tin về ngày phép (Tổng số ngày được nghỉ vẫn được tính lương trên năm)
  • Quy định về thời gian thông báo cho các bên khi mong muốn chấm dứt hợp đồng lao động (ở Đức, quy định thời hạn thông báo ít nhất là bốn tuần).
  • Tuy nhiên, bạn có thể được làm việc theo thỏa ước lao động tập thể. Các thông tin trên không được quy định trong hợp đồng lao động cá nhân mà được quy định trong thỏa ước lao động tập thể

Hãy đặc biệt chú ý đến cái gọi là điều khoản ràng buộc và bồi thường trong hợp đồng lao động của bạn hoặc các tài liệu khác. Các điều khoản này quy định người lao động không được phép thay đổi vị trí làm việc trong một khoảng thời gian nhất định; nếu không người lao động phải có trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng lao động. Những quy định này hoàn toàn phù hợp với luật pháp Đức.

Dự án “Hội nhập Công bằng” của tổ chức IQ Netzwerk (xem thêm về IQ Netzwerk tại mục 6 của tập thông tin này) đưa ra lời khuyên về những chủ đề này. Là một nhân viên, bạn cũng có quyền đồng quyết định và tham gia vào quá trình ra quyết định của công ty thuê bạn. Đối với các nhà tuyển dụng là nhà nước hoặc tư nhân, bạn có thể liên hệ với tổ chức công đoàn trong đơn vị. Tổ chức công đoàn là tổ chức đai diện cho quyền và lợi ích của người lao động. Các thành viên lãnh đạo do người lao động bầu lên.  Với các đơn vị là nhà thờ hoặc tổ chức từ thiện, thì tổ chức này mang tên MAV Mitbestimmung Mitarbeitervertretung (có thể hiểu là tổ chức đại diện cho nhân viên). Các thành viên trong tổ chức này cũng được bầu lên để đại diện cho quyền lợi của người lao động trước người sử dụng lao động. Vai trò của những thành viên này cũng tương đương như vai trò của ban lãnh đạo của tổ chức công đoàn kể trên.

Địa chỉ tìm kiếm thêm thông tin

https://www.make-it-in-germany.com/de/jobs/arbeitsvertrag

https://www.faire-integration.de/de/topic/22.arbeitsvertrag.html

https://karrierebibel.de/wp-content/uploads/2016/12/FAQ-Arbeitsvertrag-Checkliste.pdf

Thông tin về bậc lương hiện hành: https://www.bundesgesundheitsministerium.de

2.2 Luật an sinh xã hội ở Đức

Trong khi làm điều dưỡng ở Đức, bạn phải tuân theo chế độ bảo hiểm xã hội tại quốc gia này. Bạn sẽ tự động là thành viên của các công ty bảo hiểm khác nhau. Các công ty này đảm bảo về mặt tài chính trong trường hợp bạn ốm đau hoặc thất nghiệp. Theo đó, tiền lương của bạn sẽ được khấu trừ trực tiếp để đóng góp và chi trả cho các khoản bảo hiểm này. Các khoản đóng góp này bao gồm: Tất cả các loại bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế, chăm sóc dài hạn và bảo hiểm thất nghiệp.

Các khoản bảo hiểm như bảo hiểm y tế hay bảo hiểm chăm sóc dài hạn được đóng góp dựa trên sự chia sẻ rủi ro giữa cộng đồng. Các khoản đóng góp không được chi trả trực tiếp cho người nhận mà sẽ được thanh toán cho các thành viên cũng tham gia bảo hiểm xã hội trong trường hợp cần thiết. Bảo hiểm hưu trí: Số tiền bạn nhận được khi về hưu dựa trên số tiền và thời gian bạn đóng bảo hiểm. Bảo hiểm thất nghiệp cũng được trả trực tiếp cho bạn nếu bạn thất nghiệp. Số tiền trợ cấp được tính dựa theo mức lương của bạn trong 12 tháng trước khi thất nghiệp.

Bảo hiểm hưu trí:

Khi tham gia bảo hiểm hữu trí, đồng nghĩa với việc khi nghỉ hưu bạn sẽ nhận được khoản lương hưu trích từ quỹ lương của tiểu bang. Mức lương hưu được tính dựa trên thu nhập trong thời gian làm việc và số năm đóng góp ở Đức. Về nguyên tắc theo luật định, bạn vẫn có thể nhận lương hưu dù bạn sống ở nước ngoài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có những trở ngại nhất định. Do đó, bạn nên thông báo trước cho cơ quan phụ trách bảo hiểm tại Đức – Deutsche Rentenversicherung.

Bảo hiểm y tế:

Là người lao động, bạn luôn được hưởng bảo hiểm y tế. Bảo hiểm này có thể do công ty tư nhân hoặc cơ quan nhà nước cung cấp. Nếu bạn bị ốm, công ty bảo hiểm sẽ chi trả các chi phí điều trị. Khi tham gia bảo hiểm y tế, bạn sẽ tự động được hưởng bảo hiểm chăm sóc dài hạn. Cụ thể: Giả sử bạn mắc bệnh hiểm nghèo hoặc không thể tự chăm sóc bản thân và cần người chăm sóc, bảo hiểm sẽ chi trả chi phí cho người có chuyên môn và có trách nhiệm chăm sóc bạn.

Bảo hiểm thất nghiệp:

Bảo hiểm thất nghiệp trả cho những người thất nghiệp một khoản thu nhập đều đặn trong một thời gian nhất định. Về nguyên tắc, bạn phải đóng bảo hiểm ít nhất một năm trong vòng hai năm làm việc gần đây và đang trong thời gian tìm việc làm mới.

Địa chỉ tìm kiếm thêm thông tin

– Bạn có thể tìm thêm thông tin về an sinh xã hội tại “Make it in Germany”:

 https://www.make-it-in-germany.com/de/jobs/sozialversicherung/deutsche

3. Quá trình nhập cư và thúc đẩy hội nhập

Nếu bạn muốn nhập cảnh vào Đức từ một quốc gia thứ ba, bạn cần có giấy phép cư trú dựa trên mục đích lưu trú của bạn. Dưới đây là những thông tin hữu ích liên quan đến quá trình di cư và hội nhập.

3.1. Cơ hội nhập cư

Đạo luật Nhập cư cho Người lao động có tay nghề cao (FEG) mở ra khả năng đẩy nhanh thủ tục nhập cư cho những người lao động có tay nghề cao (Mục 81a của Đạo luật Cư trú (AufenthG). Điều này có nghĩa là: Nếu bạn có một lời mời làm việc cụ thể, nhà tuyển dụng phải phụ trách đăng ký “thủ tục chuyên gia cấp tốc” và nhà tuyển dụng sẽ chi trả khoản phí cho việc thực hiện thủ tục này. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đóng vai trò quan trọng trong quá trình này và chịu trách nhiệm tư vấn cho người sử dụng lao động về các yêu cầu nhập cảnh đối với người lao động, kiểm tra tất cả các yêu cầu hiện hành, tư vấn quá trình công nhận bằng…. Nhìn chung, thủ tục nhập cảnh cho người lao động có tay nghề cao thường không kéo dài hơn 4 tháng (khoảng 6 tuần để cấp thị thực, khoảng 2 tháng để thực hiện thủ tục công nhận và khoảng 1 tuần đối với thủ tục phê duyệt).

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện thủ tục nhập cảnh như thông thường. Để thực hiện thủ tục này, bạn cần xin sự chấp thuận của Cơ quan Việc làm Liên bang theo Mục 36 (3) Sắc lệnh Việc làm. Trong trường hợp không thực hiện được theo thủ tục cấp tốc, bạn và người sử dụng lao động nên bàn bạc lại với nhau để đưa ra lựa chọn phù hợp. Thủ tục nhập cảnh cũng được sử dụng cho mục đích đoàn tụ gia đình dành cho vợ chồng và con cái. Khoảng thời gian cố định để xin nhập cảnh cho các thành viên gia đình của người lao động phải trong vòng 6 tháng tính từ ngày người lao động nhập cảnh vào Đức.

Kể từ tháng 3 năm 2020, với sự xuất hiện của dự án Triple-Win, người lao động có thêm một khả năng nhập cảnh vào Đức theo thỏa thuận hợp tác giữa Cơ quan Việc làm Liên bang Đức với tổ chức lao động của các quốc gia tham gia ký kết (Theo Mục 16d (4) Đạo luật Cư trú).

Quá trình nhập cảnh dành cho lao động có tay nghề cao chỉ có thể được thực hiện khi bằng cấp chuyên môn tại nước ngoài của họ được cơ quan việc làm liên bang Đức công nhận. Tuy nhiên, Cơ quan Việc làm Liên bang chỉ công nhận bằng cấp chuyên môn của một số quốc gia nhất định mà bằng cấp của các quốc gia đó phù hợp với tiêu chuẩn của các cơ quan thẩm định, hiệp hội nghề nghiệp hoặc tiêu chuẩn đào tạo của Đức.

Địa chỉ tìm kiếm thêm thông tin

Thông tin về quy trình lao động có tay nghề cao tại Đức:

https://www.make-it-in-germany.com/de/visum/fachkraefteeinwanderungsgesetz

Thông tin về đoàn tụ gia đình:

https://www.bamf.de/

3.2 Cơ sở hạ tầng cho tư vấn di cư và hội nhập

Ở Đức có rất nhiều cơ chế về di cư và hội nhập. Bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp trong những gợi ý dưới đây:

Năm 2005, Chính phủ liên bang đã chuẩn bị và đưa ra lời tư vấn về quá trình di cư cho những người muốn nhập cư đến Đức. Đó là một cơ chế đặc biệt dành cho những người mới nhập cư đến Đức.

https://www.bmi.bund.de/

mbeon Migration Consulting là một giải pháp kỹ thuật số cung cấp cho người đang tìm kiếm thông tin cơ hội được tư vấn trực tiếp, miễn phí, ẩn danh và bảo mật thông tin thông qua ứng dụng mbeon về việc đến Đức (các chủ đề như công việc và nghề nghiệp, học tiếng Đức, sức khỏe và cuộc sống). Đồng thời, app có vai trò như một người trợ giúp đưa ra định hướng ban đầu. Link website của mbeon dưới đây cũng cung cấp thông tin phong phú về di cư. Ngoài ra, những người quan tâm có thể được nhận lời khuyên trực tiếp bởi các tư vấn viên của MBE

https://www.mbeon.de/Beratungsstelle

https://bamf-navi.bamf.de/de/Themen/Migrationsberatung/

Faire Integration (Hội nhập công bằng) là một chương trình tư vấn trên toàn quốc về các vấn đề xã hội và luật lao động cho những người tị nạn và những người di cư khác không đến từ EU. Tại các trung tâm tư vấn, không chỉ những người đang làm việc, đang học nghề hoặc thực tập về một ngành nghề có thể nhận được lời tư vấn cho những thắc mắc của họ mà những người muốn tìm hiểu thông tin về điều kiện làm việc làm tương lai cũng có thể nhận được sự tư vấn. Các trung tâm tư vấn cũng tổ chức các buổi hội thảo cho nhóm đối tượng (như một phần của khóa học tích hợp hoặc ngôn ngữ). Phạm vi dịch vụ tư vấn bao gồm các quy định của luật lao động và những vấn đề xã hội liên quan trực tiếp đến mối quan hệ việc làm như: tiền lương, giờ làm việc, kỳ nghỉ, chấm dứt hợp đồng, bảo hiểm y tế, v.v.

Đối với câu hỏi liên quan đến chủ đề khác như tìm kiếm việc làm hoặc tình trạng cư trú thì sẽ được tư vấn bởi cơ quan chuyên trách và các tổ chức tư vấn khác.

https://www.faire-integration.de/

Địa chỉ tìm kiếm thêm thông tin

– Thông tin chung về lời khuyên di cư: Network IQ

https://www.netzwerk-iq.de/

– Bộ Nội vụ, Tòa nhà và Nội địa Liên bang

https://www.bmi.bund.de/

3.3 Cơ hội tham gia chính trị, xã hội, tôn giáo và văn hóa

Ở Đức, bạn có rất nhiều cách khác nhau để tham gia tích cực vào các chủ đề liên quan đến chính trị, xã hội, tôn giáo, văn hóa. Bạn có thể từng bước đầu tiên, tìm kiếm cơ hội tham gia và tìm kiếm sự hỗ trợ thông qua trang web của cơ quan chuyên trách về Di cư, Người tị nạn và Hội nhập thuộc Chính phủ Liên bang

https://www.integrationsbeauftragte.de

Sự tham gia vào các vấn đề xã hội và văn hóa cũng mang đến cho bạn cơ hội tham gia vào các tổ chức của những người cùng di cư hoặc nhập cư giống bạn, ví dụ hiệp hội các điều dưỡng quốc tế được tuyển dụng ở Đức. Một lựa chọn khác là bạn liên hệ với giáo đoàn, giáo xứ hoặc các hiệp hội tại nơi bạn cư trú. 

Địa chỉ tìm kiếm thêm thông tin

Mạng lưới IQ cũng cung cấp nhiều chương trình khác. Tại đây, bạn có thể tìm thấy các ưu đãi trong khu vực của mình:

https://www.netzwerk-iq.de/

anh bang tot nghiep

4. Quá trình công nhận – Anerkennungsprozess

Để có thể làm việc tại Đức, bằng cấp nước ngoài của bạn phải được công nhận. Thủ tục công nhận là cần thiết cho việc này. Để bằng cấp có thể được công nhận, năng lực chuyên môn của bạn phải được chứng minh ở Đức.Chương trình đào tạo nghề điều dưỡng của các quốc gia khác nhau. Vì vậy bạn có thể thiếu một số kỹ năng đặc biệt quan trọng ở Đức.

Nếu bạn đáp ứng tất cả các yêu cầu, trình độ chuyên môn theo quy định của chính phủ Đức, bạn có thể được công nhận bằng trước khi bạn nhập cảnh vào Đức. Theo đó, bạn sẽ nhận được giấy phép hành nghề điều dưỡng tại Đức.

Tuy nhiên, thông thường bạn sẽ thiếu một số kỹ năng, kiến thức đặc thù của nghề điều dưỡng tại Đức. Do đó, cần bổ sung sự thiếu hụt này.

Hai cách để bù đắp thiếu hụt:

Kiểm tra kiến ​​thức: Trong một bài thi toàn diện dưới hình thức thi viết và vấn đáp, các kiến thức bạn được đào tạo ở nước ngoài sẽ được kiểm tra xem có đảm bảo tương đương với chương trình đào tạo nghề tại Đức không. Các khóa học đặc biệt dành cho điều dưỡng viên giúp bạn chuẩn bị tốt nhất để vượt qua bài thi kiến ​​thức thành công.

Anpassungsqualifizierung – Chứng chỉ thích ứng”: Trái ngược với bài thi kể trên, “chứng chỉ thích ứng” là một khóa học bổ sung kiến thức nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng tiêu chuẩn của Đức. Hầu hết các khóa học này có cấu trúc mô-đun. Khóa học này yêu cầu học viên phải hoàn thành khóa ngôn ngữ tiếng Đức B2; được đào tạo chuyên môn và hoàn thành thời gian thực tập tại viện.

Địa chỉ tìm kiếm thêm thông tin

Mạng lưới IQ đã xuất bản một hồ sơ chuyên đề về lĩnh vực điều dưỡng, cung cấp thông tin chung về trình độ chuyên môn của một điều dưỡng

Văn phòng Liên bang về Di cư và Người tị nạn: Đường dây nóng chuyên phụ trách việc công nhận các bằng cấp chuyên môn của người nước ngoài “Làm việc và sinh sống tại Đức”

Công nhận bằng ở Đức: Cổng thông tin của chính phủ liên bang về việc công nhận các bằng cấp nghề nghiệp nước ngoài.

Bạn có thể tìm hiểu cách để chứng chỉ chuyên môn của mình được công nhận và ai là người chịu trách nhiệm về nó bằng cách tìm kiếm trang web Anerkennungs-Finder hoặc qua các trung tâm tư vấn miễn phí.

Make it in Germany: Cổng thông tin của chính phủ liên bang dành cho người lao động có tay nghề cao từ nước ngoài BQ-Portal: Thông tin về trình độ chuyên môn nước ngoài, quốc gia và hồ sơ nghề nghiệp.

Viện Giáo dục và Đào tạo Nghề nghiệp Liên bang (BIBB): Thông tin về việc công nhận bằng cấp nghề nghiệp nước ngoài ở Đức

Cơ quan Dịch vụ Trung ương về Công nhận Nghề nghiệp (ZSBA): Tư vấn và hỗ trợ miễn phí trong quá trình công nhận – từ việc nộp đơn, cơ hội bằng cấp và triển vọng thị trường việc làm đến nhập cảnh vào Đức. Chương trình tài trợ hội nhập bằng cách nâng cao trình độ chuyên môn (IQ) hỗ trợ bạn với sự trợ giúp của mạng lưới IQ khu vực trong việc tìm kiếm một phương án phù hợp.

5. Thông tin về việc tiếp thu ngôn ngữ

Để có thể có được chứng chỉ hành nghề tại Đức, bạn phải chứng minh được một trình độ ngoại ngữ nhất định.

Hiện tại, chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B2 theo Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (GER) là bắt buộc để nhập học chuyên nghiệp (nhập học nghề điều dưỡng tại Đức).

Bạn có thể nhập cảnh vào Đức với chứng chỉ tiếng Đức B1 (GER) và có thể tiếp tục học lấy chứng chỉ B2 trong thời gian ở Đức.

Trong tương lai, chứng chỉ ngôn ngữ sẽ dựa trên bài thi ngôn ngữ B2 chuyên ngành, ví dụ như B2 chuyên ngành điều dưỡng. Một số tiểu bang liên bang đã chuẩn bị sẵn sàng để áp dụng yêu cầu này. Những bang đầu tiên đang áp dụng bài thi B2 chuyên ngành: Schleswig-Holstein, Hamburg, Bremen, Niedersachsen và Mecklenburg-Vorpommern. Các khóa học ngôn ngữ phổ thông và khóa học ngôn ngữ đặc biệt dành cho chuyên ngành điều dưỡng đều được cung cấp.

“Sắc lệnh về tiêu chuẩn ngôn ngữ Đức trong môi trường công việc” – gọi tắt là DeuFöV – là cơ sở pháp lý để thực hiện các khóa học chuyên môn về tiếng Đức. Văn phòng Liên bang về Di cư và Người tị nạn (BAMF) chịu trách nhiệm điều hành các khóa học DeuFöV. BAMF cho phép các đơn vị nhà nước và tư nhân được đào tạo khóa học này.BAMF cho phép những người đang trong quá trình công nhận bằng được tham gia khóa học này.

Địa chỉ tìm kiếm thêm thông tin

Một chương trình về đào tạo tiếng Đức chuyên ngành điều dưỡng được cung cấp bởi IQ Fachstelle Berufs Đức dưới dạng trò chơi tương tác với tên gọi ” Ein Tag Deutsch – in der Pflege “: Bao gồm các bài tập về giao tiếp, từ vựng, cấu trúc và phát âm cho người học tiếng Đức từ B1. Có sẵn dưới dạng ứng dụng và phiên bản web cũng như các tài liệu bổ sung phong phú cho các bài học.

https://www.ein-tag-deutsch.de/

Trên trang web của chương trình IQ-Fachstelle Berufs, bạn sẽ tìm thấy một bộ sưu tập các tài liệu về lĩnh vực chăm sóc có thể giúp bạn tiếp thu ngôn ngữ. Có một bộ sưu tập chi tiết các tài liệu cho lĩnh vực chăm sóc, trong đó nhóm đối tượng chắc chắn có thể tìm thấy các tài liệu hữu ích.

https://www.deutsch-am-arbeitsplatz.de/

Trên trang web của “Make it in Germany”, bạn sẽ tìm thấy thông tin chi tiết về kiến ​​thức tiếng Đức cần thiết:

https://www.make-it-in-germany.com/

Ở đây bạn có thể tìm kiếm thêm nhiều tài liệu tham khảo ở các trình độ khác

https://www.europaeischer-referenzrahmen.de/

6. Lời khuyên và các hỗ trợ khác

Ở Đức có một môi trường tư vấn và hỗ trợ rộng lớn và đa dạng, phần lớn cũng cung cấp các dịch vụ trợ giúp miễn phí và các dịch vụ tư vấn trung lập.

Địa chỉ tìm kiếm thêm thông tin

Có rất nhiều lời khuyên về hợp đồng lao động, các điều khoản ràng buộc, nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng và bảo hiểm bắt buộc. Bạn có thể tìm thấy trong những gợi ý dưới đây:

Chương trình Hội nhập công bằng là một trong những trọng tâm tư vấn của mạng lưới IQ. Nội dung tư vấn bao gồm các vấn đề về luật lao động và xã hội có liên quan trực tiếp đến mối quan hệ việc làm, ví dụ: tiền lương, giờ làm việc, kỳ nghỉ, chấm dứt hợp đồng, bảo hiểm y tế…

https://www.faire-integration.de/

Mạng lưới tư vấn công việc và cuộc sống dành cho nhân viên nước ngoài được thành lập nhằm mục đích trao đổi chuyên môn, nâng cao trình độ và quan hệ công chúng. Trên website này, có các phiên bản ngôn ngữ khác nhau để tiện cho bạn trong việc tìm kiếm thông tin (chủ yếu là tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ba Lan, tiếng Ukraina, tiếng Croatia, tiếng Nga, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Ả Rập)

https://www.arbeitundleben.de/

Handbook Germany cung cấp câu trả lời từ A-Z về cuộc sống ở Đức bằng video và văn bản bằng bảy ngôn ngữ (Đức, Ả Rập, Anh, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Pashto và Nga). Với những lời khuyên quan trọng về nơi tị nạn, nhà ở, sức khỏe, công việc và đào tạo, cũng như về nhà trẻ, nghiên cứu và nhiều hơn nữa. Bạn có thể tìm các địa chỉ liên hệ phù hợp trong khu vực của mình trên các trang địa phương.

Dưới đây là một số ví dụ:

Bảo hiểm sức khỏe ở Đức: Hệ thống chăm sóc của Đức hoạt động như thế nào?

Gợi ý sau đây của DGB trên YouTube về các vấn đề luật lao động rất hữu ích, tuy nhiên nó không có tham chiếu trực tiếp đến các nghề chăm sóc:

https://www.youtube.com/

Ngoài thông tin bạn nhận được từ chủ lao động hoặc cơ quan của bạn, bạn nên biết đến các trung tâm tư vấn trung lập. Ở đây bạn được cung cấp nhiều chương trình hỗ trợ. Đừng ngại tận dụng những ưu đãi này vì chúng có thể rất hữu ích trong các tình huống khác nhau.

*****

Thông tin

Thông tin từ chính phủ Đức về chương trình sang Đức làm điều dưỡng viên 2022

Thông tin toàn diện dành cho những điều dưỡng viên quốc tế, làm cơ sở để đưa ra quyết định tự chủ trong việc di cư lao động tới Đức làm điều dưỡng; cũng như trong quá trình sinh sống, làm việc tại Đức

Được viết bởi:

Ban quản trị viện trợ, giúp đỡ người cao tuổi ở Đức: Kuratorium Deutsche Altershilfe; Quỹ Wilhelmine-Lübke e. V. (KDA)

Đia chỉ: Michaelkirchstrasse 17-18 10179 Berlin

Điện thoại: +49 30 / 2218298-0 Fax: +49 30 / 2218298-66

Email: in**@kd*.de

Web: http://www.kda.de

 Berlin, tháng 10 năm 2021

Được biên tập bởi:

Ban quản trị viện trợ, giúp đỡ người cao tuổi ở Đức: Kuratorium Deutsche Altershilfe; Quỹ Wilhelmine-Lübke e. V. (KDA)

Địa chỉ: Michaelkirchstrasse 17-18 10179 Berlin

Điện thoại: +49 30 / 2218298-0 Fax: +49 30 / 2218298-66

Email: in**@kd*.de

Web: http://www.kda.de

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo
097 134 1199