Personalbemessung ab 2023 – Lợi ích của mô hình bố trí nhân sự điều dưỡng mới tại Đức

Untitled design
Rate this post

Personalbemesung là quá trình đánh giá nhu cầu nhân sự theo mô hình bố trí nhân sự điều dưỡng mới. Đức sẽ bắt đầu triển khai thử nghiệm mô hình này cho tất cả các viện chăm sóc nội trú từ tháng 7 năm 2023. Đây chính là cơ hội lớn cho các bạn có nhu cầu du học nghề điều dưỡng tại Đức khi nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ sẽ được thực thi trong giai đoạn này.

1. Tầm quan trọng của mô hình bố trí nhân sự điều dưỡng mới tại Đức

Mô hình bố trí nhân sự điều dưỡng mới có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với bệnh viện nói chung và các cơ sở viện dưỡng lão, chăm sóc lão khoa nói riêng. Với quy trình mới, bệnh viện sẽ xác định được số lượng bệnh nhân nội trú tối đa được nhận tương ứng với số lượng nhân viên điều dưỡng/y tá cần thiết phải tuyển dụng. Việc số lượng nhân sự điều dưỡng được sắp xếp phù hợp sẽ giúp giảm tải khối lượng công việc cho từng nhân viên và chuyên môn hoá quy trình làm việc trong viện, giúp cho mỗi bệnh nhân luôn nhận được sự chăm sóc chuyên nghiệp và tốt nhất. Hiểu một cách đơn giản, sẽ không còn tình trạng mỗi một nhân viên điều dưỡng tại Đức phải chăm sóc quá nhiều bệnh nhân trong một ca làm.

“Với dự thảo này, chúng tôi có một công cụ đánh giá nhân sự dựa trên khoa học và thực nghiệm có thể được sử dụng để đo lường nhu cầu về chuyên gia và trợ lý điều dưỡng tại các viện dưỡng lão riêng lẻ – theo tiêu chuẩn quốc gia và phù hợp với cơ cấu cư dân tương ứng. Đây là một tiến bộ lớn, điều này cũng thúc đẩy hơn nữa việc bố trí nhu cầu nhân sự mới phù hợp với nhu cầu chăm sóc tại các cơ sở riêng lẻ khi số lượng người cần được chăm sóc ngày càng gia tăng,” Ông Gernot Kiefer, Phó Chủ tịch Hiệp hội GKV-Spitzenverband (Hiệp hội Quốc gia về Quỹ bảo hiểm Y tế) chia sẻ.

2. Điều gì sẽ xảy ra khi Đức áp dụng mô hình bố trí nhân sự điều dưỡng mới?

Với mô hình bố trí nhân sự điều dưỡng mới do nhà kinh tế học sức khoẻ Heinz Rothgang phát triển, số lượng nhân sự cần thiết cho mỗi cơ sở chăm sóc sẽ được tính toán chia thành 3 cấp độ chuyên môn khác nhau, cụ thể là chuyên gia điều dưỡng, trợ lý điều dưỡng với ít nhất 1 năm đào tạo và lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Kết quả nghiên cứu của Heinz Rothgang cho thấy sự thiếu hụt rõ ràng về nhân lực ngành điều dưỡng tại Đức. Theo đó, các cơ sở chăm sóc điều dưỡng nội trú sẽ cần thêm 36% nhân viên so với hiện nay dựa trên khối lượng công việc, tương đương với hơn 100.000 nhân lực toàn thời gian. Trong bối cảnh này, sự kết hợp trình độ theo tỷ lệ 40/30/30 sẽ được áp dụng, tương đương với khoảng 40% chuyên gia điều dưỡng (Pflegefachkraft), 30% trợ lý điều dưỡng (Pflegehelfer) và 30% lao động chưa qua đào tạo. Cụ thể trong điều luật 113c SGB XI quy định về số lượng nhân sự cần được bố trí với mỗi bệnh nhân theo các cấp độ chăm sóc như sau:

TT 2

Việc thực hiện đánh giá nhu cầu nhân sự theo quy trình mới sẽ bắt đầu vào tháng 7 năm 2023 và phải được thiết lập chậm nhất vào tháng 12 năm 2025.

3. Đức gia tăng nhu cầu điều dưỡng viên từ 2023 – cơ hội lớn cho du học sinh Việt

Cựu bộ trưởng Bộ Y tế Liên bang Jens Spahn nhấn mạnh: “Chúng tôi cần nhiều nhân viên hơn và sự phân công nhân sự tốt hơn – điều đó có nghĩa là nhiều trợ lý điều dưỡng hơn.” Bộ Y tế Liên bang (Bundesgesundheitsministerium – BMG) cũng thừa nhận trong lộ trình đánh giá nhu cầu nhân sự rằng các cơ sở chăm sóc của Đức đều đang bị thiếu hụt nhân sự, đặc biệt là chuyên gia điều dưỡng và các trợ lý điều dưỡng có ít nhất một đến hai năm đào tạo. Trong giai đoạn mở rộng nhân sự đầu tiên từ đầu năm 2021, 20.000 vị trí trợ lý điều dưỡng đã được bổ sung bởi tài trợ của bảo hiểm y tế. Từ ngày 1 tháng 7 năm 2023, giai đoạn mở rộng nhân sự điều dưỡng thứ hai sẽ được triển khai thử nghiệm và các giai đoạn mở rộng tiếp theo có thể diễn ra vào năm 2025. Đây chính là cơ hội rất lớn đối với các bạn đang có nhu cầu du học Đức ngành điều dưỡng trong 3 năm tới khi nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ sẽ được thực thi trong giai đoạn này.

4. Dự án GAVIC được các nhà tuyển dụng Đức tài trợ vốn 100%

GAVIC là dự án tuyển chọn, đào tạo, đưa ứng viên Việt Nam sang học tập và làm việc tại CHLB Đức trong ngành điều dưỡng. Dự án được thực hiện dưới sự bảo trợ của Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo – Bộ Y tế Việt Nam và được thực thi bởi trung tâm Ngôn ngữ và Trao đổi học thuật thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội, công ty Cmind Solution GmbH (Đức) và công ty TNHH VICAT Toàn cầu (Việt Nam).

Các ứng viên của dự án GAVIC là sinh viên điều dưỡng đã tốt nghiệp Cao đẳng/ Đại học trên Toàn quốc. Theo đó, sau khi tốt nghiệp tại Việt Nam, ứng viên có cơ hội học tập làm việc tại CHLB Đức thông qua chương trình “Chuyển đổi bằng điều dưỡng Đức” miễn phí 100%.

Với chương trình này, ứng viên được:

  • Công nhận các môn học, module đã được đào tạo tại Việt Nam
  • Học chuyển đổi, bổ sung các môn học khác biệt tại Đức (từ 6 đến 10 tháng)
  • Tốt nghiệp nhận bằng Pflegefachkraft – Tương đương Cao đẳng điều dưỡng đa khoa 
  • Đảm bảo cơ hội việc làm lâu dài và có thể lựa chọn làm việc tại bất kỳ cơ sở y tế nào tại Đức với mức lương từ 2700 – 3200 Euro/tháng trước thuế (Khoảng 70 đến 90 triệu đồng).

Đặc biệt, khi tham gia dự án GAVIC, ứng viên được tài trợ toàn bộ chi phí bao gồm: chi phí học tiếng Đức, xử lý làm hồ sơ, xin Visa, vé máy bay, bảo hiểm khi mới sang Đức. 

Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc thực hiện thành công chương trình Chuyển đổi bằng điều dưỡng Đức, VICAT và Cmind Solution đã giúp đỡ được nhiều sinh viên điều dưỡng Việt Nam có công việc đi kèm mức lương xứng đáng tại Đức. Do đó, chúng tôi tự tin giới thiệu tới sinh viên điều dưỡng toàn quốc chương trình Chuyển đổi bằng điều dưỡng đặc biệt, tài trợ 100% chi phí.

Nếu bạn đang quan tâm đến dự án GAVIC hãy tìm đọc các thông tin liên quan trên website https://gavic.edu.vn/ hoặc nhắn tin qua Fanpage GAVIC – Chuyển đổi bằng điều dưỡng Đức để được giải đáp nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo
097 134 1199