“Studieren Wirtschaft bedeutet schon lange nicht mehr, dass Abiturienten, die nicht wissen wohin mit sich selbst, BWL studieren.”
Theo http://www.studieren-wirtschaft.de/
Tạm dịch: Theo học kinh tế từ lâu đã không còn mang nghĩa là dành cho những sinh viên học Betriebswirtschaftslehre (BWL –English: business administration), vì không biết chọn hướng đi nào cho bản thân sau khi tốt nghiệp phổ phông.
Thật vậy, qua biểu đồ dưới dây ta có thể thấy nhóm ngành kinh tế, đặc biệt là BWL luôn là nhóm ngành được yêu thích nhất trên CHLB Đức.
20 ngành học được yêu thích nhất tại Đức
Từ quan sát trên, ta có thể nhìn ra hai rủi ro khi theo học nhóm ngành kinh tế đó là sự bão hòa trong thị trường lao động, khi mà cung (sinh viên kinh tế ra trường hằng năm) luôn vượt cầu (nhu cầu nhân sự). Thứ hai là sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt sau khi ra trường để tìm kiếm việc làm, đòi hỏi ở sinh viên kinh tế ngoài một bảngđiểm đẹp còn cần có cả một bộ hồ sơ xin việc thật ấn tượng (kinh nghiệm làm việc, kĩ năng mềm…).
-
Vì sao lại chọn học khối W tại Studienkolleg (Dự bị đại học) Hamburg?
Bảng khảo sát sau đây là một số trường Đại học ở Đức mà sinh viên khi ra trường luôn được các nhà tuyển dụng yêu thích: http://karrierebibel.de/uni-ranking-2014-wer-hier-studiert-hat-bessere-chancen/
Bảng khảo sát được thực hiện dựa trên 571 người làm ở bộ phận nhân sự của các công ty Đức, về những trường Đại học mà họ cho rằng sẽ đào tạo ra những sinh viên giỏi nhất cho công ty của họ.
Có thể thấy, mặc dù Đại học Hamburg (Hamburg University) hay HAW (Hamburg University of Applied Sciences) không thực sự chiếm vị trí cao trong những bảng xếp hạng của Đức về đào tạo sinh viên trong nhóm ngành kinh tế. Nhưng Studienkolleg Hamburg luôn được cộng đồng sinh viên quốc tế đánh giá là một trong các Studienkolleg có chất lượng giảng dạy đứng đầu nước Đức. Với yêu cầu tối thiểu để nhập học là chứng chỉ tiếng Đức B2, cùng với bài thi đầu vào môn tiếng Đức, mỗi học kì Studienkolleg Hamburg chỉ lấy trung bình 250 sinh viên trên tổng số hàng nghìn hồ sơ nộp vào trường (http://www.studienkolleg-hamburg.de/eingangspruefung/). Điều đó cho thấy, để được theo học tại Studienkolleg Hamburg là một thử thách không hề dễ dàng cho các bạn sinh viên Việt Nam.
Ngoài ra một điểm mạnh ở Studienkolleg Hamburg là bạn sẽ được học trong từng nhóm nhỏ khoảng 20 người trong phòng học riêng cùng với giáo viên. Chính vì thế quan hệ giữa giáo viên với học sinh cũng nhưhọc sinh với học sinh rất gần gũi, và nhờ thế bạn sẽ được tham gia đóng góp ý kiến nhiều hơn và trau dồi tiếng Đức tốt hơn.
Tất cả những yếu tố trên, khiến mình tin tưởng Studienkolleg Hamburg thực sự là một bước chuẩn bị tuyệt vời cho các bạn sinh viên có đam mê theo học khối ngành kinh tế.
-
Giới thiệu về W-Kurs của STK Hamburg:
Các môn được giảng dạy ở W-Kurs trong STK Hamburg bao gồm : Deutsch, Mathematik (bao gồm một khóa Informatik), Volkswirtschaftslehre, Englisch, Sozialkunde.
Kì thi tốt nghiệp Kolleg (Feststellungsprüfung):
- 3 môn thi viết bắt buộc : Deutsch, Mathematik, Volkswirtschaftslehre
- 1 môn thi nói :Englisch hoặc Sozialkunde, bạn sẽ chọn 1 trong 2 môn để thi miệng, môn còn lại sẽ tính điểm tổng kết trên lớp làm điểm tổng kết môn đó.
-
Chia sẻ một số kinh nghiệm học W-Kurs ở STK Hamburg
Mặc dù đã ra khỏi Studienkolleg Hamburg được gần 2 năm và hiện mình đang bước vào kì cuối của ngành Wirtschaftsmathematik tại Uni Hamburg nhưng những kiến thức mà mình được học tại STK Hamburg vẫn là điểm tựa vững chắc cho bản thân mình đến tận bây giờ. Sau đây là một số kinh nghiệm của cá nhân mình khi theo học tại Studienkolleg Hamburg khối W:
- Môn tiếng Đức (Deutsch): không chỉ riêng cho khối W mà cả các khối T,M,G thì tiếng Đức là môn khó nhất và cũng là môn được chú trọng nhất vì mục tiêu đào tạo của STK Hamburg là trang bị cho bạn đủ khả năng ngôn ngữ để có thể theo học tại một trường Đại học của Đức. Để học tốt tiếng Đức cũng như chuẩn bị cho kì thi Feststellungsprüfung thì khả năng nghe và viết là quan trọng nhất, vì bài nghe của kì thi Feststellungsprüfung rất khó và quả thật nếu không tập nghe trước qua trang Deutsche Welle (http://www.dw.com/en/learn-german/s-2469.) và may mắn chủ đề của bài thi gần giống với một phần mình đã nghe từ trước thì chắc mình cũng không qua được phần thi nghe. Phần thi viết có thể được chọn giữa hai kiểu đề là nêu cảm nghĩvề một hiện tượng trong xã hội hoặc là viết phân tích một biểu đồ cho sẵn. Thường phần lớn mọi người sẽ chọn phân tích biểu đồ vì dàn bài luôn có sẵn và sẽ tránh những lỗi sai về mặt ngữ pháp hoặc diễn đạt vì giáo viên chấm thi sẽ trừ điểm rất gắt những lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt ý… ( trung bình một bài yêu cầu 600 từ, bạn chỉ cần sai 15 lỗi là đã bị điểm 4). Ngữ pháp có lẽ là phần dễ kiếm điểm nhất vì bạn chỉ cần hiểu các cấu trúc ngữ pháp, các thì trong tiếng Đức là được tròn điểm.
- Môn Toán: Đây có thể xem là môn kiếm điểm của sinh viên Việt Nam, các dạng toán đều rất đơn giản và bạn đều đã được học ở phổ thông.
- Volkswirtschaftslehre: Có lẽ sau môn tiếng Đức thì Volkswirtschaftslehre là môn khó thứ hai vì nó là một môn viết. Mặc dù chỉ cần học hiểu để trả lời những câu hỏi về kiến thức kinh tế nhưng vì khả năng diễn dạt tiếng Đức hồi Kolleg của mình còn kém nên mình chọn giải pháp là học thuộc toàn bộ bài giảng trên lớp của giáo viên trên lớp. Ngoài ra trong môn này các bạn sẽ được làm quen lần đầu các thuật ngữ khoa học trong kinh tế của Đức (các bạn có thể tra cứu tại địa chỉ này: http://wirtschaftslexikon.gabler.de/Definition/finanzierung.html).
- Englisch hoặc Sozialkunde: việc chọn môn nào để thi miệng phụ thuộc nhiều vào điểm số trong lớp của bạn, ví dụ điểm tổng kết trong lớp môn tiếng Anh của bạn là 1.0 và Sozialkunde là 3.0 thì bạn nên chọn Sozialkunde để thi miệng để hy vọng kéo điểm lên, hoặc ngược lại. Còn nếu điểm hai môn bằng nhau thì bạn nên chọn thứ ngôn ngữ nào mà bạn tự tin khi nói nhất ( tiếng Anh hay tiếng Đức), ví dụ nếu điểm của Sozialkunde và Englisch đều là 1.0 và bạn giỏi tiếng Anh thì nên chọn Englisch để thi miệng. Sozialkunde về cơbản khá là khô khan khi phần lớn chỉ giới thiệu về chính trị, lịch sử, xã hội của CHLB Đức, nhưng nếu cố gắng thì cũng không phải quá khó để hiểu, thường nếu bạn thi miệng môn Sozialkunde thì sẽ bị chấm thi bởi 3 giáo viên-một người kiểm tra nội dung, một người đánh giá khả năng phát âm, và một người kiểm tra lỗi ngữ pháp trong câu. Điểm miệng của Sozialkunde sẽ là điểm trung bình của 3 giáo viên này.
-
Sau Kolleg…
Sau khi tốt nghiệp khối W của Kolleg các bạn có thể theo học những ngành sau tại Uni Hamburg:
Và tại HAW (Hochschule für angewandte Wissenschaften):
Chúc các bạn thành công!!!!
Giới thiệu tác giả:Nguyễn Tuấn Anh
– Sinh năm 1991 tại Tp. Hồ Chí Minh
– Cựu sinh viên trường ĐH KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh
– Tốt nghiệp STK Hamburg khối W
– Hiện là sinh viên ngành Wirtschaftsmathematik tại Uni Hamburg
Bài viết thuộc bản quyền của công ty VICAT. Vui lòng dẫn nguồn khi chia sẻ bài viết. Xin cảm ơn!